Thực hiện Chỉ thị 42-CT/W góc nhìn từ một nhà xuất bản: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW NGÀY 25/8/2004 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Chỉ thị 42-CT/TW ra đời vào đúng thời điểm ngành xuất bản đang gặp rất nhiều khó khăn, do cơ chế, chính sách và bất cập bởi chính từ nhận thức, định hướng và thực tế phát triển của cả ngành mà Luật không theo kịp.
Cùng trong tình cảnh chung của các nhà xuất bản cả nước, Nhà xuất bản Hà Nội đón nhận ánh sáng từ Chỉ thị 42 cả Ban bí thư như một cơ thể đang đau, yếu tiếp nhận được một nguồn năng lượng tự nhiên có sức mạnh to lớn, tác động trực tiếp vào các tế bào tưởng đã yếu ớt nhưng đã được hồi sinh.
Từ năm 2005 Nhà xuất bản được chuyển thành Công ty TNHH NN Một thành viên - bộ máy hoạt động có kết quả hơn. Cơ chế chính sách vận dụng tốt hơn, đội ngũ hoạt động chất lượng hơn, số lượng bản sách, trang in mỗi năm đều tăng, chất lượng xuất bản phẩm tốt hơn, đặc biệt không có sách sai sót về quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị và lịch sử. Tuy nhiên không tránh khỏi sai sót nhỏ trong khâu biên tập xuất bản sách với đối tác liên kết xuất bản.
- Chỉ thị 42-CT/TW ra đời đúng thời điểm nhu cầu xuất bản tăng từ các thành phần ngoài Nhà xuất bản do hạn chế của nguồn vốn đầu tư các nhà xuất bản không có kinh phí đầu tư cho các bản thảo tốt cho nên các nhà sách tư nhân lại có lợi thế về vấn đề này, sự liên kết trong hoạt động xuất bản mà Chỉ thị 42-CT/TW mở ra đã đáp ứng nhu cầu xã hội và cứu cánh cho các nhà xuất bản đang bế tắc do khó khăn tài chính và bất cập về chính sách trước đó.
+ Nhà xuất bản Hà Nội vận dụng tốt liên kết với các đối tác xuất bản cho nên mỗi năm đầu sách xuất bản đều tăng.
* Quan điểm của Trung ương Đảng về xuất bản đã nêu rõ trong Chỉ thị 42 những người làm công tác xuất bản thật sự vui mừng, đón nhận Chỉ thị như đón một công cụ có sức mạnh to lớn để phát triển ngành và thực sự Chỉ thị đã có tác dụng lớn trong 10 năm qua với công tác xuất bản chỉ đạo hoạt động ngành từ Trung ương đến địa phương đã có những chuyển biến tích cực từ nhận thức đến chỉ đạo, quản lý, điều hành.
- Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị vào tháng 9/2009 để rút ra những bài học kinh nghiệm và phát hiện những tồn tại trong chỉ đạo, quản lý xuất bản trên địa bàn Thủ đô.
- Năm 2009 Nhà xuất bản được Thành uỷ Hà Nội tặng bằng khen về thực hiện tốt Chỉ thị 42-CT/TW.
- Thành uỷ Hà Nội đã tổng kết Chỉ thị 25-CT/TW trong năm 2013 về tăng cường quản lý báo chí xuất bản, qua đó đã nêu ra những mặt được và những tồn tại cần khắc phục trong lĩnh vực báo chí xuất bản.
Từ khi thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW công tác hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Hà Nội được cơ quan chủ quản quan tâm hơn, cụ thể:
- Năm 2006, Thành uỷ, UBND thành phố trên cơ sở đề xuất của Nhà xuất bản Hà Nội đã giao cho Nhà xuất bản Hà Nội làm chủ đầu tư Dự án “Sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” nhân Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Năm 2008, trên cơ sở đề án của các nhà khoa học, chuyên môn từng cộng tác với Nhà xuất bản Hà Nội - UBND thành phố Hà Nội giao cho Nhà xuất bản Hà Nội cùng Sở Giáo dục Hà Nội biên soạn bộ tài liệu: “Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh Hà Nội”.
Đây là 2 công trình lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực xuất bản của Thủ đô. Kết quả đạt được đã là một đóng góp quan trọng trong Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội mà dư âm và hiệu quả đang hiện hữu, đó chính là sự vận dụng và thực hiện Chỉ thị 42 - CT/TW của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản” do Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội xác định đúng đắn và chỉ đạo Nhà xuất bản thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò và đánh thức tiềm năng hoạt động xuất bản của Thủ đô.
- Để công tác xuất bản của Thủ đô Hà Nội, cụ thể của Nhà xuất bản Hà Nội đạt được yêu cầu theo tinh thần của Chỉ thị 42-CT/TW “Nâng cao chất lượng toàne dện hoạt động xuất bản”. Rất cần sự quan tâm chỉ đạo, quản lý sát sao, ban hành chính sách đặc thù ngành và giáo dục tuyên truyền về nhận thức cho lãnh đạo sở ngành thành phố về vai trò, tầm quan trọng của công tác xuất bản với nhiệm vụ chính trị tư tưởng của Đảng, lịch sử Thủ đô, đất nước và văn hoá giáo dục nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô.
Với mong muốn ngành xuất bản Thủ đô đứng vững và phát triển bền vững đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của ngành và theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới, cần lắm một sự quan tâm chỉ đạo, chính sách đặc thù cho ngành xuất bản Thủ đô theo 5 nhiệm vụ và 6 giải pháp chủ yếu trong nội dung Chỉ thị 42-CT/TW cùng với sự tâm huyết, quyết liệt và cố gắng của đội ngũ cán bộ - biên tập viên – công nhân viên Nhà xuất bản Hà Nội chắc chắn hình ảnh và vị thế của ngành xuất bản Thủ đô sẽ được cải thiện.
Chỉ thị 42-CT/TW ngành 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành thực hiện 10 năm đã tạo ra những bước tiến quan trọng cho ngành xuất bản. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể thì ngành xuất bản hiện vẫn còn rất kém so với các ngành khác về tất cả các mặt. Trong đó điều đáng buồn nhất là trong số 63 Nhà xuất bản của cả nước chỉ có khoảng 10 nhà xuất bản (chiếm tỉ lệ rất khiên nhường) đứng vững và tự cân đối tài chính cũng như điều kiện cơ sở vật chất hoạt động ổn định. Có nhiều nguyên nhân để giải thích về sự thật này song điều mà những người thực hiện nhiệm vụ xuất bản đều nhận ra đó là: Chỉ thị 42-CT/TW rất hay, là phương tiện, cứu cánh cho ngành, chỉ tiếc rằng nó không đi vào thực tiễn cuộc sống xuất bản, đâu đó vẫn còn những nhận thức không xứng tầm về vai trò lãnh đạo của Đảng với công tác xuất bản (công tác chính trị tư tưởng quan trọng của Đảng).
Cần phải xem xét nguyên nhân để ngành xuất bản yếu kém từ cơ quan chỉ đạo và quản lý ở Trung ương, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý.
- Việc bổ nhiệm lãnh đạo quản lý xuất bản không theo qui định, không có quy hoạch dự trữ (do thiếu nguồn cho nên cơ quan chỉ đạo quản lý làm sai qui định của Đảng về bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ xuất bản. Bổ nhiệm người không có chuyên môn, năng lực… tự làm khó cho ngành).
- Rất cần thiết phải có biện pháp để các cấp uỷ Đảng nhận thức đúng sâu sắc nội dung Chỉ thị 42-CT/TW và hoạt động xuất bản, công cụ sắc bén đấu tranh với các thế lực thù địch trong tình hình đất nước hiện nay và lâu dài.
- Thành phố Hà Nội chỉ có duy nhất một nhà xuất bản qua 35 năm thành lập hoạt động đã có những đóng góp đáng kể cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng bộ Thành phố, xây dựng văn hoá thanh lịch của người Thủ đô và nâng cao dân trí cho nhân dân Thủ đô… Tuy vậy, so với các ngành khác thì sự phát triển, đáp ứng còn quá nhỏ bé và khiêm tốn, CBCNV-BTV Nhà xuất bản Hà Nội rất suy tư, trăn trở đối với sự phát triển và vị thế của mình với sự phát triển chung của Thủ đô.
- Có nhiều nguyên nhân để lý giải sự non yếu chậm phát triển của một ngành được cho là quan trọng về chính trị và tư tưởng của Đảng. Nhưng trước hếtdđội ngũ những người làm xuất bản tự nhận thấy mình còn có hạn chế, chưa tự khẳng định mình một cách quyết liệt… bên cạnh đó còn lại là những nguyên nhân khách quan nhưng là yếu tố quan trọng, đó là nhận thức của cán bộ lãnh đạo một số cấp, ngành. Ví dụ: là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chính trị tư tưởng – văn hoá nhưng hoạt động theo mô hình Công ty TNHH cho nên các cấp, ngành hữu quan nếu không có nhận thức đúng (mà đa số là không nhận thức) thì khi nhà xuất bản có yêu cầu gì đó để có cơ sở phát triể bền vững họ chỉ cần trả lời cứ theo Luật Doanh nghiệp mà thực hiện thì đó luôn là khó khăn, thiệt thòi cho hoạt động xuất bản của nhà xuất bản, thế nhưng có những việc phải thực hiện đúng theo Luật Doanh nghiệp mà Nhà xuất bản đề nghị thì cũng không được giải quyết như: Thành lập Công ty TNHH phải cấp đủ vốn theo Luật nhưng cũng không được giải quyết và cũng không có chỉ đạo để đỡ khó khăn về vốn hoạt động cho doanh nghiệp đặc thù hoạt động xuất bản.
- Vốn cấp không đủ nhà xuất bản không thể mở rộng, không có mạng lưới phát hành, thiếu nhân lực và vật lực không đào tạo được cán bộ chuyên môn sâu, không tổ chức được các bản thảo có giá trị cho nên cứ sống cầm chừng, qua năm tháng ở mức bình thường, nguy hiểm hơn vì đã khó khăn như vậy không đủ vốn phát triển, vay ngân hàng để tổ chức xuất bản một cuốn sách qui trình dài nếu bán không được thì tiền trả lãi ngân hàng cũng không đủ - khó khăn chồng chất cho nên rất hạn chế khi đặt hàng các bản thảo dài ngày, mặc dù biết chất lượng là tốt v.v… Đã vậy các ngành thuế, điện, nước… cứ việc thu tiền như các công ty kinh doanh khác mà chẳng cần biết nó hoạt động phục vụ nhiệm vụ gì?... Khó có thể đứng vững chưa nói gì phát triển nếu nhận thức và ứng xử của các ngành vẫn như vậy mà không có nhận thức và thực hiện theo Chỉ thị 42-CT/TW của Đảng.
- Mặc dù vậy, trong khó khăn vẫn có thuận lợi. Đó là sự tin tưởng vững chắc vào sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Thành uỷ - HĐND, UBND thành phố, theo tinh thần Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chắc hẳn Thành uỷ sẽ có Chỉ thị mới về công tác xuát bản Thủ đô và quyết liệt chỉ đạo để Cán bộ- Đảng viên thuộc Đảng bộ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa lâu dài của sách đối với lịch sử Thành phố và đất nước, đồng thời yêu cầu lãnh đạo các ngành, cấp Thành phố thực hiện nghiêm túc Luật Xuất bản và các chỉ thị, thông tư để chấn chỉnh tình trạng xuất bản tuỳ tiện hiện nay. Cụ thể cần có qui định tất cả các sở, ngành, quận huyện, xã phường thành phố in tài liệu, sách phải xin phép và phải có quyết định xuất bản của Nhà xuất bản Hà Nội và phải có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan đơn vị khi in, xuất bản tài liệu, sách không có giấy phép ghi ở trang sách theo qui định của Luật Xuất bản.
Ý thức được trách nhiệm của mình là cơ quan xuất bản duy nhất của Thành phố. Nhà xuất bản Hà Nội sẽ tập trung xây dựng đề án tái cơ cấu để đáp ứng tốt nhiệm vụ xuất bản Thủ đô đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và đặc biệt sẽ bám sát sự chỉ đạo của Thành uỷ - HĐND – UBND và các ngành thành uỷ để hoàn thành tốt nhiệm vụ xuất bản của Thành phố tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật Thủ đô, Luật Xuất bản và Chỉ thị 42-CT/TW để mọi cấp, ngành thành phố nhận thức đúng vai trò quan trọng của hoạt động xuất bản nhằm thực hiện đúng Luật Xuất bản để đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất bản của Thủ đô.
* Kiến nghị:
Lãnh đạo Thành uỷ - UBND thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, sở ngành thành phố thực hiện đúng Luật Xuất bản. Thông tư liên bộ số 04/2011/TTLB-BTTTT-TC và cần quan tâm hơn nữa đến công tác xuất bản, đội ngũ cán bộ làm xuất bản có kế hoạch đào tạo, quy hoạch và bồi dưỡng trình độ cán bộ quản lý ngành xuất bản, quan tâm chế độ chính sách thoả đáng (như một ngành chứ không nên coi là một công ty như các công ty công ích khác). Cần phải có biện pháp để cán bộ chủ chốt Thành phố nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác xuất bản với văn hoá, lịch sử của Thủ đô và đất nước.
- Cấp đủ vốn của một Công ty TNHH (không được cổ phần) theo Nghị địnhsoố 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ, để nhà xuất bản có đủ điều kiện cần có cho sự phát triển ổn định, bền vững – lâu dài.
- Chỉ đạo các ngành (thuế, tài chính, tài nguyên môi trường) thực hiện chế độ đặc thù (phục vụ sự nghiệp công lập) với Nhà xuất bản Hà Nội như trong kiến nghị của Thành uỷ tại tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 25 của Thành uỷ Hà Nội.
Nguyễn Kim Sơn
Nhà xuất bản Ha Nội