Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội: Mục tiêu tăng 10 bậc
|
Cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm
chi phí, thời gian của DN là biện pháp
mà TP tập trung đẩy mạnh.Ảnh: Linh Tâm
|
Tại
buổi tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, để Hà Nội trở thành một trong
những địa phương đi đầu cả nước về hiệu quả điều hành phát triển kinh
tế của chính quyền cấp tỉnh, các cấp, ngành cần rà soát lại mọi thủ
tục, quy định, khắc phục căn bệnh trì trệ, quan liêu, cải thiện môi
trường kinh doanh, thu hút đầu tư...
DN vẫn khó tiếp cận vốn, thiếu mặt bằng
Theo
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, môi trường đầu tư kinh doanh của TP 6
tháng đầu năm 2009 có những chuyển biến tích cực. Nhiều thủ tục hành
chính đã được rút gọn, giảm bớt phiền hà, thời gian chờ đợi cho doanh
nghiệp (DN) và cá nhân theo hướng chuyển từ "quản lý DN" sang "phục vụ
DN". Đặc biệt, công tác quản lý thị trường, xử lý nạn buôn bán hàng
lậu, hàng giả, vi phạm bản quyền và gian lận thương mại... được tăng
cường với 2.881 vụ việc được xử lý, góp phần bảo đảm cạnh tranh lành
mạnh, tạo môi trường thuận lợi theo các cam kết WTO. TP đã và đang tập
trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, hạ
tầng kinh tế; tập trung xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng tạo điều
kiện thuận lợi cho DN.
Theo
kết quả khảo sát của VCCI và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt
Nam (VNCI), một số chỉ số thành phần của PCI Hà Nội năm 2008 đã tăng
bậc đáng kể so với năm 2007, như chính sách phát triển khu vực kinh tế
tư nhân; chi phí thời gian để gia nhập thị trường của DN đã được rút
ngắn (thời gian trung bình để DN đăng ký kinh doanh giảm từ 27 ngày năm
2006, xuống còn 15 ngày năm 2008); thời gian chờ đợi để được cấp đất
của DN giảm từ trung bình 442 ngày năm 2006, còn 90 ngày năm 2008...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều chỉ số có điểm số khá thấp, xếp ở
nhóm trung bình. Nếu năm 2007, Hà Nội cải thiện được 13 bậc, xếp vị trí
27/64, thì năm 2008 lại giảm 4 bậc, xuống 31/63. Trong đó, có tới 5/10
chỉ số thành phần bị xếp vào loại thấp. Đáng chú ý là tính năng động và
tiên phong của chính quyền trong việc giải quyết vướng mắc cho DN giảm
18 bậc; thiết chế pháp lý phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp hoặc
giúp khởi kiện hành vi tham nhũng của cán bộ công quyền giảm 15 bậc;
tính minh bạch và tiếp cận thông tin, công khai văn bản, cơ chế, chính
sách giảm 7 bậc.
Theo
ông Đậu Anh Tuấn, chuyên viên VCCI, trở ngại lớn nhất các DN dân doanh
đang phải đối mặt là việc khó tiếp cận vốn, nhất là việc tiếp cận nguồn
vốn ưu đãi hay huy động nguồn vốn lớn để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh
doanh (SXKD) do không có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn tại ngân
hàng còn khó khăn. DN cũng khó thuê được mặt bằng SXKD do thiếu sự minh
bạch thông tin trong quản lý đất đai...
Cần sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp, ngành
Để
tạo môi trường đầu tư và SXKD thuận lợi cho DN, Phó Chủ tịch UBND TP Hà
Nội Nguyễn Huy Tưởng nêu rõ, TP đã có "Đề án nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh của TP Hà Nội giai đoạn 2009-2010". Lãnh đạo TP đặt quyết
tâm sẽ nâng chỉ số PCI của Hà Nội năm 2009-2010 lên 10 bậc. Là trung
tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, các chính sách về thu hút đầu tư, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển SXKD của Hà Nội luôn là tâm điểm chú
ý của nhà đầu tư trong, ngoài nước. TP sẽ nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ DN;
tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhằm giảm tối đa chi
phí thời gian của DN để khởi sự kinh doanh; đẩy mạnh việc công khai,
minh bạch hóa thông tin, nhất là các quy định và hướng dẫn thủ tục hành
chính liên quan đến đầu tư, đất đai, cơ chế chính sách, các dự án kêu
gọi đầu tư, dự án đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư... Bên cạnh đó, TP tập
trung rà soát, đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy hoạch để
mở đường cho việc giải quyết mặt bằng SXKD cho DN, thu hút đầu tư; bổ
sung quỹ đất để hình thành các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích DN
đầu tư vào khu, cụm công nghiệp tập trung để có điều kiện đầu tư hạ
tầng đồng bộ, nhằm hỗ trợ tốt cho DN...
Luật
sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, để nâng cao các
chỉ số, các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn TP cần bám sát 10 tiêu
chí của chỉ số PCI; thường xuyên giao ban, gặp gỡ, lắng nghe kiến nghị
của DN với thái độ tích cực. VCCI luôn sẵn sàng phối hợp cùng UBND TP
Hà Nội trong việc thu thập, xử lý thông tin phản hồi từ DN.
Đồng
tình với quan điểm của luật sư Huỳnh, ông Jim Winkler, Giám đốc Dự án
VNCI cho rằng, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, rất cần sự phối hợp của các cấp, ngành vì chính sách
ban hành bởi các cấp thường có mối liên hệ khá chặt chẽ.
Theo Hà Nội Mới