Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ năm, 13/08/2009 08:59
Mẹo tăng nhỏ giọt giá xăng?
Giá xăng đã tăng thêm 500 đồng/lít từ 0h ngày 9/8, sau khi Liên bộ Công Thương - Tài chính chấp thuận phương án tăng giá do doanh nghiệp kiến nghị. Như vậy, chỉ từ đầu tháng 4 tới nay, giá xăng đã tăng liên tục 6 lần với mức tăng thêm 3.200 đồng/lít.
   4 tháng, 6 lần tăng giá
Theo TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội, khác với lần tăng giá gây “sốc” hồi tháng 7/2008 (tăng thêm 4.500 đồng/lít, tương ứng 31%), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã “khôn ngoan” hơn khi chỉ tăng nhỏ giọt. Song nếu tính kỹ, nhiều lần nhỏ giọt cũng đủ “thổi” giá xăng lên gần 28%. “Mẹo này không mới, doanh nghiệp tất yếu phải dùng khi cơ chế giá cũ vẫn còn” - ông Phong bình luận.

Đại diện một doanh nghiệp vận tải chia sẻ, việc tăng giá nhỏ giọt 500 đồng hay 700 đồng/lần khiến các doanh nghiệp vận tải như xe khách, taxi không thể ồ ạt tăng giá theo. Tuy nhiên, việc tăng giá xăng dù ít dù nhiều luôn tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Tacxi Hà Nội cho biết, đợt tăng giá trước (30/6), nhiều doanh nghiệp taxi đã điều chỉnh giá thêm 10%. Những doanh nghiệp nào chưa điều chỉnh rất có thể sẽ tăng giá trong đợt này. Theo cách tính thông thường, các đơn vị tacxi tính 10 lít/100km, đồng nghĩa với việc nếu tăng thêm 3.200 đồng/lít doanh nghiệp sẽ phải mất thêm 32.000 đồng/lít. Mức giá cước tương ứng dự kiến tăng thêm khoảng 1.000-1.400 đồng/km.

Bài học từ những lần tăng giá xăng trước cho thấy, việc liên tiếp điều chỉnh giá mặt hàng thiết yếu này trong một thời gian ngắn tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu dùng và đẩy CPI trong thực tế lên cao.

Lý giải việc tăng giá, các doanh nghiệp đầu mối cho hay: Singapore - thị trường nhập khẩu xăng dầu chính của Việt Nam - giá xăng thành phẩm đã giữ ở mức cao trong suốt hơn một tháng qua. Mức giá trung bình của xăng A92 thành phẩm của Singapore trong 20 ngày trở lại đây là 76 USD/thùng. Theo tính toán, với mức giá này trừ đi khoản chi phí, cước vận chuyển mỗi lít xăng dầu nhà nhập khẩu lỗ khoảng 1.000 đồng/lít.

Nhưng người tiêu dùng vẫn còn nhớ khi trao đổi với báo giới cách đây không lâu, TS Lê Đăng Doanh từng đưa ra câu chuyện đáng nói là khi giá xăng dầu thế giới là 147 USD/thùng thì giá xăng trong nước 14.000 đồng/lít, nhưng khi giá xăng thế giới chỉ mới xấp xỉ 75 USD/thùng giá xăng trong nước đã lên tới 14.200 đồng/lít. Và hiện tại, khi giá thế giới 76 USD/thùng giá xăng đã kịp tăng thành 14.700 đồng/lít?

Như vậy, dù đã tính tương ứng thêm cả mức tăng thuế xăng (từ 0% lên 20%), lý do tăng giá doanh nghiệp đưa ra vẫn khó thỏa mãn được dư luận.

Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước, lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Chính phủ. Theo đó, doanh nghiệp được quyền tăng hoặc giảm giá xăng dầu và tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh xăng dầu của mình mà không cần xin phép. Bộ này nghiêng về phương án thứ ba, cho phép doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá trong phạm vi đến 7% (nếu tăng 7-12%, doanh nghiệp được điều chỉnh giá 60% của giá vốn, nếu tăng trên 12%, Nhà nước sẽ can thiệp).

Tuy nhiên, theo ông Phong, dự thảo Nghị định 55 sửa đổi, cả ba phương án đưa ra cách tính giá song không thay đổi được bản chất và giá xăng vẫn chưa được trả về giá thị trường theo mục tiêu của Nghị định. Vấn đề của thị trường xăng dầu hiện nay là cơ chế quản lý giá cần minh bạch - ông Phong nói, tránh cảnh lần kêu lỗ, đòi tăng giá nào của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cũng được Liên Bộ chấp thuận. Kết quả chỉ người tiêu dùng luôn chịu cảnh thiệt thòi./.


Theo VOV News


Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)