Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người
Mỗi năm tăng thêm gần 1 triệu người
 |
Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người (Ảnh minh họa: VNN) |
Kết
quả này cho thấy: Sau 10 năm (từ 1999 đến 2009), dân số nước ta tăng
thêm 9,47 triệu người. Như vậy, trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng
gần 1 triệu người.
Tỷ lệ tăng dân số
bình quân năm giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (1999 và 2009)
là 1,2%/năm. Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa 2 cuộc
tổng điều tra dân số và nhà ở (1989 và 1999) là 1,7&/năm.
Như vậy, mức sinh của Việt Nam liên tục giảm trong 10 năm qua.
Tỉ lệ nam/nữ trong dân số Việt Nam hiện nay là 49,5%/50,5%.
Một điểm đáng chú ý trong kết quả tổng điều tra dân số lần này cho thấy: tỷ số giới tính của dân số ngày càng tăng cao.
Theo đó, năm 1989-1999, tỷ số này là 96,7 nam/100 nữ. Còn từ 1999-2009, tỷ số này là 98,1nam/100 nữ.
Nguyên nhân chính của
tình trạng này là nam giới có mức tử vong trội hơn và chịu ảnh hưởng
nặng nề của các cuộc chiến tranh. Tỷ số này có xu hướng gia tăng vì ảnh
hưởng của chiến tranh đã giảm dần, tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh
trong những năm gần đây.
Dân số thành thị tăng 3,4%; dân số nông thôn tăng 0,4%
Theo kết quả thống kê
lần này, dân số thành thị là 25.374.262 người (chiếm 29,6%), dân số
nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%).
 |
Thành thị là khu vực có tỷ lệ tăng dân
số cao. Sự chênh lệch của tỷ lệ tăng dân số giữa nông thông và thành
thị đang gây ra những áp lực lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội (Ảnh minh họa: VNN) |
Vào năm 1999, tỷ lệ
dân số thành thị chiếm 23,5%. Trong số 9,4 triệu người tăng thêm từ năm
1999 đến 2009, có đến 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực
thành thị.
Tỷ lệ tăng dân số
thành thị - nông thôn ngày một chênh lệch. Năm 1999-2009, dân số thành
thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là 3,4%. Trong khi đó, ở khu vực
nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%.
“Đây là kết quả của
quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa
nhanh chóng ở các thành phố lớn”, ông Nguyễn Đức Hòa, Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê giải thích.
Khu vực Đông Nam Bộ
là nơi có mức độ đô thị hóa cao nhất và tốc độ đô thị hóa nhanh nhất.
Do đó, dân số thành thị ở đây chiếm đến 57,1%. Tại đồng bằng Sông Hồng,
mức độ cũng như tốc độ đô thị hóa thấp hơn, dân số thành thị chiến
29,2%.
Phân bố quá chênh lệch
 |
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: "Kết
quả tổng điều tra dân số là cơ sở rất quan trọng trong việc xây dựng
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước" |
Theo
số liệu của tổng cục thống kê, dân số khu vực đồng bằng sông Hồng đông
nhất cả nước (với 19.577.944 người). Khu vực có số dân ít nhất là Tây
Nguyên (5.107.437 người).
“Số liệu trên cho thấy dân số Việt Nam phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng”, ông Hòa cho biết.
Ngoài ra, thống kê
còn cho thấy dân số của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tăng, các vùng còn
lại đều giảm. Điều đó cho thấy 2 khu vực này có tốc độ nhập cư lớn hơn.
Khu vực Đông Nam Bộ
là nơi có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước (3,2%/năm). Trong vùng
này, đứng đầu về tốc độ tăng dân số là tỉnh Bình Dương (tăng tới 7,3%,
gấp 2,25 lần so với mức tăng chung của cả vùng).
Khu vực Tây Nguyên có
mật độ dân số thấp nhất cả nước nhưng tỷ lệ nhập cư cao đã khiến tỷ lệ
tăng dân số bình quân trong 10 năm qua là 2,3%.
Trong khi đó, tại một
số tỉnh thành (Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh), tỷ lệ tăng dân số
hầu như không đổi, thậm chí giảm sút do số dân tăng tự nhiên không thể
bù đắp được số người chuyển đi làm ăn sinh sống tại các tỉnh thành phố
đang phát triển khác (Bình Dương, TP HCM, ..).
“Rõ ràng, trong 10
năm qua, dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có
sự phân bố lại trên quy mô rộng với cường độ mạnh mẽ trong phạm vi cả
nước”, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thống kê Nguyễn Đức Hòa cho biết.
Trước những thực
trạng của dân số Việt Nam hiện nay, Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Sinh
Hùng chỉ đạo: “Những bước đầu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009 đã diễn ra tốt đẹp, thuận lợi.
Tiếp
theo, các ban, ngành liên quan cần phân tích, đánh giá số liệu một cách
cụ thể, chính xác. Đây sẽ là cơ sở rất quan trọng trong việc xây dựng
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Theo kế hoạch, kết quả của toàn bộ cuộc Tổng điều tra sẽ được công bố vào tháng 9/2010.
Theo Vietnamnet