Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Quân khu 2 và Ban Chỉ đạo Tây Bắc
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời thăm hỏi thân thiết, chúc sức khỏe các
tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ Quân khu 2, đánh giá cao sự nỗ lực của
lực lượng vũ trang trên địa bàn thời gian qua đã góp phần quan trọng
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc
chủ quyền biên giới quốc gia; đấu tranh, ngăn chặn các âm mưu chống phá
của các thế lực thù địch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ
tướng biểu dương lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân khu 2 đã có nhiều
đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh vùng
Tây Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên
Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, giúp đỡ đồng bào phòng chống thiên tai, lũ
lụt, xây dựng các khu kinh tế-xã hội trên vùng biên giới ngày càng ổn
định, phát triển.
Quân
khu 2 là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại của cả nước; là căn cứ cách mạng và an toàn khu
của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc. Đồng thời cũng là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, kinh tế-xã hội còn gặp khó khăn.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Quân khu 2 cần xây dựng lực lượng theo
hướng chính qui, từng bước hiện đại nhằm giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
ngăn chặn kịp thời âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn, chống phá của
các thế lực thù địch.
Quân
khu 2 cần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân, tăng cường phối hợp với địa phương để chăm lo đời sống nhân dân,
giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, lũ lụt, xây
dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
Xây dựng Tây Bắc phát triển nhanh, bền vững
Nhân
dịp kỷ niệm 5 năm hoạt động (24/8/2004-24/8/2009), chiều 12/8, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm và làm
việc tại Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
Tây Bắc là một vùng rộng, có diện tích tự nhiên gần bằng 1/3 diện tích cả nước, với trên 2.500 km đường biên giới
tiếp
giáp với Lào, Trung Quốc, dân số gần 9,8 triệu người, có hơn 30 dân tộc
sinh sống, trong đó có 63% đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là vùng
có ảnh hưởng to lớn đối với môi trường sinh thái Khu vực Bắc Bộ; có
nhiều
tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, phát triển thủy điện...
Trong
những năm qua, các địa phương trong vùng đã có nhiều cố gắng, duy trì
mức tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP bình quân giai đoạn 2005-2008 tăng
hơn 11%, đời sống nhân dân được cải thiện, bình quân đầu người năm 2008
đạt 7,8 triệu đồng. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, Tây Bắc vẫn là vùng
nghèo, còn rất nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô
nhỏ bé, kết cấu hạ tầng yếu, kém, trật tự an toàn xã hội
tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp...
Thủ
tướng đề nghị, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần giúp các tỉnh trong vùng phát
triển nhanh, bền vững. Cụ thể, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Bộ,
ngành, địa phương triển khai việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, Nhà nước; trong đó tập trung vào việc thực hiện Nghị quyết
30/2008/NQ-CP và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, giải ngân các nguồn vốn kích cầu, trái
phiếu Chính phủ, phát triển kinh tế rừng, xây dựng vùng chuyên canh sản
xuất hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, bảo
đảm an sinh xã hội. Phối hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo
đảm quốc phòng, an ninh, củng cố, xây dựng vững chắc thế trận quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đập tan mọi âm mưu của các thế lực
thù địch, âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dung các vấn đề dân tộc, tôn
giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá gây mất ổn định.
Ban
Chỉ đạo Tây Bắc cũng cần tập trung nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Chính
phủ cơ chế, chính sách, những vấn đề cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh,
thực hiện tốt các chính sách liên quan đến đồng bào các dân tộc.
Cũng
trong chiều 12/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ
đã đến thăm Nhà máy Xi măng Vinaconex Yên Bình, một trong 5 dự án xi
măng vùng Tây Bắc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án có công
suất thiết kế 1 triệu tấn xi măng/năm, có ý nghĩa quan trọng góp phần
phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc.
Theo Hà Nội Mới