Cuộc thi quốc tế tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội: Cơ hội để hiểu hơn về đất ngàn năm văn hiến
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Pa-na-ma tại Việt
Nam, bà Xi-ô-ma-ra Pê-rê:
Tổ chức Đại lễ sẽ giúp Hà Nội phát triển hơn
Kể
từ khi nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam tháng 6-2006, tôi luôn quan tâm đến
Hà Nội, cố gắng tìm hiểu những thông tin về thành phố di sản giàu bản
sắc văn hóa này và về lịch sử đất nước Việt Nam. Rất nhiều người trên
thế giới biết về bề dày lịch sử của Việt Nam, đặc biệt khi Hà Nội đang
chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là cơ hội để
các ĐSQ tại Việt
Nam
tham gia vào các hoạt động của thành phố cũng như của cả nước. Đại lễ
sẽ giúp Hà Nội phát triển hơn nữa, bởi đây là cơ hội để quảng bá Hà
Nội, Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế và qua đó thu hút đầu tư, phát
triển công nghiệp, thương mại, du lịch...
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán U-crai-na tại Việt
Nam, ông Ô-lê I-xchen-cô:
Cơ hội để tìm hiểu về lịch sử Hà Nội
Việc
tham gia cuộc thi quốc tế tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội là cơ hội để
tôi hiểu hơn về lịch sử của Hà Nội. Sau hơn 10 tháng sống và làm việc ở
Việt Nam, tôi nhận thấy rằng Hà Nội luôn là thành phố độc đáo, với
những đặc điểm riêng không giống bất cứ thành phố nào mà tôi đã đi qua.
Tôi đã đi thăm rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo
tàng... của Hà Nội để tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử. Không chỉ tham
gia cuộc thi này, thời gian tới tôi cũng như nhiều nhân viên của ĐSQ
U-crai-na tại Hà Nội sẽ tích cực tham gia các hoạt động của thành phố
nhân dịp Đại lễ này. Tôi rất hài lòng khi sống, làm việc ở Hà Nội.
Thư ký Đại sứ LB Nga tại Việt
Nam, ông Tê-chơ-rin An-đơ-vây:
Tham gia cuộc thi là thể hiện tình hữu nghị
Tôi đã từng học ở Việt
Nam
và nay lại làm ở ĐSQ LB Nga tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên tôi tham
gia cuộc thi này nhưng trước đây khi là sinh viên, tôi đã tham gia Giải
chạy báo Hànộimới mở rộng và nhiều hoạt động hữu nghị khác của Liên
hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức. Tôi thấy cuộc thi
này rất thú vị, thể hiện tình hữu nghị giữa Hà Nội, Việt
Nam với bạn bè quốc tế. Để chuẩn bị cho cuộc thi này, tôi phải mua thêm nhiều sách lịch sử Việt
Nam
để nghiên cứu. Tại thành phố Xanh Pê-téc-bua quê hương tôi, được thành
lập cách đây 300 năm, việc bảo tồn các giá trị văn hóa cũng rất được
coi trọng. Thành phố này còn được công nhận là "Thủ đô văn hóa" của
nước Nga. Đặc biệt, người ta không bao giờ phá đi những ngôi nhà cổ ở
trong thành phố. Để phát huy giá trị Thủ đô 1000 năm tuổi, tôi cho rằng
Hà Nội cần tiếp tục bảo tồn, tôn tạo những khu nhà cổ ở trung tâm thành
phố; trồng nhiều cây xanh; mở rộng hơn nữa các đường giao thông để
tránh tắc đường. Không chỉ với tôi, mà hầu hết người nước ngoài đều cảm
thấy ngại về hệ thống giao thông của Hà Nội.
Theo Hà Nội Mới