Theo đó, trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân Trần Thị Bình bị sốt cao liên tục, ho khạc đờm trắng, đi
tiêu
phân lỏng, nôn ói. Sau đó (ngày 3/8) bệnh nhân đã đến khám tại bệnh
viện quận 10. Do không có các yếu tố dịch tễ (đã đi đâu về, đã
tiếp xúc với ai), bệnh viện quận 10 không nghĩ đến khả năng bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 và đã cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt.
3
ngày sau (6/8), bệnh nhân không đỡ. Gia đình đưa bệnh nhân nhập bệnh
viện quận 10. Sau đó bệnh nhân được chuyển ngay qua bệnh viện 115. Chẩn
đoán cho thấy bệnh nhân bị viêm phổi.
3 ngày
tiếp
đó, bệnh nhân dù vẫn được điều trị nhưng không có chuyển biến tích cực.
Bệnh viện 115 đã mời bệnh viện nhiệt đới TP HCM đến hội chẩn lần 2 và
lấy mẫu xét nghiệm xem bệnh nhân có dương tính với cúm A/H1N1 hay không.
Đến
ngày 10/8, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 và
được chuyển ngay sang bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cấp cứu trong trạng
thái hôn mê sâu. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng máy trợ thở, tiếp tục
dùng thuốc vận mạch và làm các xét nghiệm khẩn, được hồi sức tích cực
nhưng vô hiệu.
Như
vậy, khoảng thời gian từ khi có dấu hiệu nhiễm cúm A/H1N1 đến khi được
xét nghiệm và điều trị của bệnh nhân này lên tới 1 tuần. Ở chiều ngược
lại, trong quãng thời gian đó, bản thân người bệnh cũng như gia đình
không hề có phản ứng chủ động yêu cầu được xét nghiệm.
Trước
ví dụ điển hình đáng tiếc này, thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận
định: “Mặc dù ngành y tế đã có những thông báo và hướng dẫn cách phòng
chống cúm A/H1N1 cụ thể đến từng người dân, từng cơ sở, từng trường
học, nhưng chúng ta vẫn còn chủ quan trong việc kiểm tra, giám sát xem
người dân đang thực hiện như thế nào, họ đã chuẩn bị những gì để đối
phó với dịch cúm khi bùng phát và lan rộng”.