Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 07/11/2014 05:06
Người Việt và tâm hồn Nga

Một người gắn bó với nước Nga như máu thịt, một người chưa từng đặt chân tới Nga nhưng hai người Việt bình dị ấy luôn thường trực trong tim tình cảm sâu thẳm với nước Nga...

 


 


Dịch giả Thúy Toàn
1. Với dịch giả Thúy Toàn, nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng cứ hễ nói tới nước Nga, văn hóa Nga là ông  lại mê mẩn như "lên đồng”. Chẳng thế, ở Việt Nam, cứ nói tới đất nước Nga là người ta lại nhớ tới ông, xem ông như một cuốn từ điển sống về nước Nga. Ông góp phần lớn xây chiếc cầu nối văn hóa hai nước Việt- Nga. Cả cuộc đời ông gắn với sứ mệnh truyền cảm hứng từ các tác phẩm văn học Nga tới bạn đọc Việt Nam. Khi đặt câu hỏi cơ duyên nào đưa ông đến với nước Nga và tại sao ông lại nguyện gắn bó cuộc đời với văn học Nga, dịch giả Thúy Toàn nhớ lại: Tôi thuộc thế hệ sinh ra là gặp Cách mạng Tháng Tám. CMT8 có ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga. Liên Xô đối với thế hệ chúng tôi rất thiêng liêng, là niềm mơ ước về một đất nước thanh bình. Có thể nói Liên Xô là một thiên đường đối với thế hệ trẻ chúng tôi.

2. Thế rồi dịch giả Thúy Toàn cũng như một thế hệ trẻ thời đó đã được tiếp xúc với văn hóa của Xô viết. "Những tác phẩm đầu tiên nói về văn học Nga mà các thầy cô giáo dạy dỗ làm cho chúng tôi không bao giờ quên. Những bài thơ của Simonov dịch ra và được in trên Tạp chí Văn nghệ từ những năm 1949, 1950 và những truyện Misa, Paritpalevoi mà ông Vũ Ngọc Phan dịch. Không ngờ rằng, sau hòa bình lập lại, chúng tôi lại được cử đi học ở Liên Xô và học khoa Ngữ văn (Đại học Sư phạm Lê-nin). Có thể nói được đến nơi mình mơ ước để học tập là điều hạnh phúc rất lớn. Liên Xô đã gắn bó với cả thời tuổi trẻ của tôi” - dịch giả Thúy Toàn chia sẻ. Và ông đã tìm thấy trong văn học Xô viết những điều rất đặc biệt, ông nhìn thấy con người Nga hết sức gần gũi với người Việt Nam. Người Nga luôn có sự đồng cảm với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Sự đồng cảm ấy là trên lý tưởng chung, trên mục đích đi đến cùng tới một thế giới mới công bằng, đẹp đẽ. Người Nga luôn thể hiện bản chất đôn hậu, chân thành, thẳng thắn và có tinh thần đoàn kết với bạn bè quốc tế...

Là một người chưa từng đặt chân tới đất nước Nga nhưng tác giả của ca khúc "Ngôi sao ban chiều” - nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu đã sáng tác một bài hát mang âm hưởng Nga, giai điệu Nga đậm đặc tới mức hơn đúng nửa thế kỷ qua, nó vẫn bị lầm tưởng là một bài hát Nga chính hiệu. Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu, tác giả của ca khúc này hiện đang sống tại Hà Nội. Ông bảo cũng vì quá yêu văn hóa Nga, say mê những tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky, nên "Ngôi sao ban chiều” mới mang nhiều âm hưởng Nga đến thế.

Ông  kể, vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, ngoài điện ảnh, văn học, triết học… thì cả một thế hệ người Việt Nam còn đắm đuối với nhạc Nga. Ông là người trong số đó. Đinh Tiến Hậu say mê nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky hơn bất cứ nhạc sĩ nào. Ông nghe Tchaikovsky ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Và có lẽ nhạc của Tchaikovsky đã thấm sâu vào tâm hồn ông, trái tim ông. Và ca khúc "Cô gái miền đồng cỏ” của nhạc sĩ thiên tài này đã thôi thúc ông viết thành công ca khúc đầu tay "Ngôi sao ban chiều” thiết tha, dìu dặt, trìu mến. Chính Đinh Tiến Hậu cũng thừa nhận: Ông bị ảnh hưởng của nhạc Nga trong cả những sáng tác sau này. 

3. Tuy nhiên, một thế hệ thao thức với văn hóa Nga đã dần lùi vào quá vãng. Người ta chẳng còn mặn mà với Chiến tranh và Hòa bình (N.L Tolstoi); Bút ký người đi săn (I.S. Turgeniev); Sông Đông êm đềm (M.K. Solokhov); Taras Bulba (N.V. Gogol); Đất vỡ hoang (M.K. Solokhov); Cánh buồm đỏ thắm (A. Grin) Chuyện núi đồi và thảo nguyên (T. Aimatov)…  Rồi nhạc Nga cũng chẳng còn được thịnh hành như trước đây. Điều dễ nhận thấy nhất là sách văn học Nga chìm nghỉm trong thị trường sách dịch 

Nói về điều đáng buồn này, dịch giả Thúy Toàn vẫn có một niềm tin lớn: Cần nhìn lại, sau năm 1954, văn học Xô viết ào ạt vào Việt Nam, một thời rất tươi đẹp.  Không chỉ những thanh niên theo cách mạng mới chịu ảnh hưởng của văn học Xô viết, mà nói chung giới trí thức của Việt Nam. Đặc biệt là thế hệ những nhà văn đi kháng chiến, trước cách mạng, sau cách mạng đều tìm đến văn học Xô viết trên con đường xây dựng nền văn học mới của mình. Văn học Nga phản ánh số phận con người, số phận của đất nước. Và chúng ta tìm thấy ở văn học Nga những câu trả lời, những con đường, suy nghĩ về những vấn đề của nhân loại. Sau năm 1975, bước sang giai đoạn mới, chúng ta cảm nhận rằng văn học của đất nước này vẫn mở cho chúng ta cách  suy nghĩ, tìm tòi về cuộc đời, về những vấn đề trong cách mạng. Từ năm 1990 trở đi, tuy Liên Xô không còn nữa, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau chúng ta lại tìm về với nền văn học Nga – Xô viết, bắt đầu từ những tác phẩm được tái bản. 

"Văn học đương đại Nga vẫn có rất nhiều vấn đề, những tác phẩm mới chỉ bị chìm trong thị trường sách dịch hiện nay, chứ thực ra nó chứa đựng rất nhiều vấn đề dân tộc trong cách mạng rất đáng để chúng ta suy ngẫm” - dịch giả Thúy Toàn khẳng định.
 
 
Kim Khanh
 
(Theo daidoanket.vn)

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)