Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 29/11/2014 10:56
Giao lưu “Hình tượng Bộ đội Cụ Hồ trong văn học nghệ thuật”

Tối 28-11, tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội phối hợp với Thư viện Quân đội đã tổ chức chương trình giao lưu “Hình tượng Bộ đội Cụ Hồ trong văn học nghệ thuật”.

 
Bên cạnh các tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống Quân đội anh hùng, khán giả đã được trò chuyện giao lưu thân mật với Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Lê Mã Lương và nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Thiếu tướng Lê Mã Lương và nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại những kỷ niệm trong cuộc đời quân ngũ.

Thiếu tướng Lê Mã Lương được phong Anh hùng LLVT nhân dân khi mới 21 tuổi, nổi tiếng với câu nói bất hủ, ảnh hưởng tới cả một thế hệ thanh niên thời chống Mỹ: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Tinh thần Lê Mã Lương đã cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, tiêu biểu là bộ phim “Bài ca ra trận”. Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: “Mỗi lần xem lại bộ phim như một lần ông được sống lại về những năm tháng cùng đồng đội chiến đấu với quân thù”. Thiếu tướng Lê Mã Lương nhấn mạnh: “Ngày nay, thế hệ thanh niên, nhất là các thanh niên trong quân đội rất khác thế hệ cha ông họ trong chiến tranh. Thanh niên ngày nay có nhiều điều kiện để cống hiến cho đất nước nhưng để có được một thành tích trong học tập công tác thì thế hệ trẻ cần tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa trưởng thành trong môi trường quân đội nhưng trước đó từ rất lâu khi còn là một “thần đồng” thơ ca, ông đã có những câu thơ ngợi ca hình tượng anh Bộ đội Cụ Hồ bởi người chiến sĩ là nhân vật của thời đại, nhân vật đẹp nhất, lý tưởng nhất. Sau này, nhà thơ Trần Đăng Khoa trở thành người lính Hải quân canh giữ ở Quần đảo Trường Sa, ông vẫn tiếp sáng tác nhiều tác phẩm về tinh thần vượt khó, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc của những người lính biển. Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: “Người lính ở thời điểm nào cũng giống nhau, cũng phải biết chịu đựng gian khổ. Nhưng chính vì vượt qua được những thử thách, người lính thời bình vẫn được nhân dân yêu mến, không hề kém những người lính thời chiến tranh trước đây”.

Kết thúc chương trình, hai vị khách mời đã có những trao đổi với các sinh viên và thể hiện sự tin tưởng những sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội sẽ sớm trở thành những người nghệ sĩ-chiến sĩ tài năng, hết lòng phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên mọi miền đất nước.


Tin, ảnh: HOÀNG HOÀNG

(Theo qdnd.vn)

 

 

 

 

 

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)