Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 25/08/2009 09:02
Trường học thân thiện: Đón '1000 năm Thăng Long' và 'Việt Nam trong thế kỷ XXI'
Đây là chủ đề của phong trào thi đua XDTHTTHSTC trong năm học 2009-2010, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã cho biết trong hội nghị sơ kết 1 năm ngày 22/8 tại Hải Dương.

Năm qua, phong trào không chỉ góp phần đạt chất lượng giáo dục mà còn góp phần lưu giữ phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Cũng như khẳng định sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội là sức mạnh to lớn không chỉ cho phát triển GD-ÐT hôm nay mà còn phát triển những thế hệ tương lai của đất nước, ông Nhân nói.

Thân thiện hợp tác nhà trường, gia đình và cộng đồng

Sau một năm, cả nước có hơn 40,6 nghìn trường học đăng ký tham gia phong trào; gần 13 nghìn công trình, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và gần 6.000 đền thờ, nghĩa trang liệt sĩ cùng 2.846 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ và các công trình khác đã được các trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị. Ngoài ra, các nhà trường còn trồng được gần 2,2 triệu cây xanh, cải tạo, xây dựng mới CSVC bảo đảm trường lớp phong quang sạch sẽ.

Mô tả ảnh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua XDTHTTHSTC. Ảnh: Bích Ngọc

Cũng đã có gần 37.000 công trình, nâng tổng số trường học có nhà vệ sinh lên 91%, trong đó khoảng 77% đạt yêu cầu. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều lập kế hoạch đầu tư xây dựng để trong năm 2010 tất cả các trường học đều có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo ở mức tối thiểu.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Phó trưởng ban chỉ đạo phong trào thi đua nhận xét, việc thực hiện dù trong thời gian ngắn đã bước đầu tác động toàn diện không chỉ ở việc hoàn thiện CSVC, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường mà còn thân thiện hợp tác trong quan hệ giữa nhà trường với gia đình HS và với cộng đồng. Từ đó, phát huy vai trò tích cực của HS trong học tập, rèn luyện, hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tuy nhiên, tại buổi sơ kết, ông Hiển cũng chỉ ra rằng, là năm đầu tiên thực hiện nên các cấp quản lý còn lúng túng trong một số việc tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. Nhiều nơi CSVC còn hạn chế bất cập. Nhiều giáo viên chưa nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của phong trào này. Trình độ giáo viên bất cập, khó đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống với hoạt động dạy học; thiếu người có khả năng dạy kỹ năng sống, văn hóa dân gian, tổ chức trò chơi hứng thú. Nhiều nơi vẫn còn hiện tượng thày đọc, HS thụ động chép bài.

Một số nơi không có hoặc ít di tích nên nhiều trường cùng tham gia chăm sóc hoặc phải đi quá xa. Phần lớn các di tích không đủ không gian, CSVC cho tổ chức các hoạt động giáo dục tại chỗ nên hạn chế hiệu quả phát huy giá trị di tích,... ông Hiển nhấn mạnh.

"1000 năm Thăng Long" và "Việt Nam trong thế kỷ XX"

Chủ đề này được thể hiện trong 5 nội dung cơ bản trong phong trào XDTHTTHSTC năm học 2009-201. Cụ thể, xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn. Có biện pháp giáo dục và tổ chức cho HS giữ gìn trường lớp, tham gia các hoạt động trồng cây. Nơi nào có điều kiện thì mỗi trường đảm nhận một công trình con đường an toàn xanh sạch đẹp dẫn tới cổng trường; nơi nào có điều kiện về đất thì khuyến khích trường có một vườn rau sạch để cải thiện đời sống cho giáo viên và HS.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển triển khai tiếp, dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Nhà trường coi trọng việc dạy cách học và cách tự học cho HS, khuyến khích HS học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, không tiếp thu một chiều, có suy nghĩ và biết phản biện để tự nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi cán bộ, giáo viên và HS.

Xây dựng và tổ chức tiết học "thân thiện, tích cực" ở mỗi cấp học để rút kinh nghiệm trong mỗi trường. Xây dựng cơ chế thông tin hai chiều giữa nhà trường với HS về tình hình dạy và học cũng như các hoạt động, nhu cầu của HS trong nhà trường để cùng nhau XDTHTTHSTC.

Nội dung thứ 3 là rèn luyện kỹ năng sống cho HS. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống để HS có thể thích ứng với những hoàn cảnh, tình huống và điều kiện khác nhau của đời sống xã hội. Cung cấp cho HS những thông tin về nghề nghiệp, định hướng và tư vấn nghề nghiệp cho HS.

Mỗi trường đều xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, HS trong nhà trường, ở gia đình và trong cộng đồng. Trên cơ sở chương trình giáo dục kỹ năng sống của Bộ GD-ĐT, tùy theo cấp học, độ tuổi, các trường tổ chức các hoạt động như dã ngoại, tham quan, hội thảo, thi nấu ăn,... trong đó HS giữ vai trò chủ thể, được phát huy tính tích cực, tự chủ, tự giác.

Hai nội dung cuối cùng là: tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh và HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương...

Bộ GD-ĐT đã ký kết với các ngành: Văn hóa thể thao và du lịch, Đoàn TNCS HCM, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ để tiếp tục triển khai phong trào này, tháng 3/2010 sẽ kiểm tra đánh giá và tổng kết vào cuối năm học.
 
(Theo Vietnamnet.vn)


Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)