Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 22/12/2014 10:28
Ngày hội truyền thống dựng nước và giữ nước

Cách đây 25 năm, theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, ngày 17-10-1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TƯ, quyết định lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân (QPTD). Từ đó, ngày 22-12 đã trở thành ngày hội của truyền thống dựng nước và giữ nước, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ-một nét độc đáo trong văn hóa giữ nước của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.

 
Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và đại biểu địa phương động viên thanh niên huyện Duy Tiên (Hà Nam) lên đường nhập ngũ. Ảnh: Xuân Dân

Nhìn lại lịch sử, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đây chính là mục tiêu xuyên suốt thể hiện tính chất chính nghĩa, tự vệ của nền QPTD Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Mục tiêu ấy đã được nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ và cụ thể trong từng thời kỳ cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mục tiêu của QPTD là: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mục tiêu của QPTD là đấu tranh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mục tiêu của nền QPTD là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền QPTD, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày hội QPTD là sự kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam và khẳng định mục tiêu, tính chất hòa bình, tự vệ, chính nghĩa của quốc phòng Việt Nam. Ngày hội QPTD tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, quốc phòng Việt Nam là QPTD, mang tính chất toàn dân. Mục tiêu của quốc phòng là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân... QPTD là một nền quốc phòng vì nhân dân và do nhân dân xây dựng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Có huy động được toàn dân tham gia thì các chủ trương, đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước mới đi vào cuộc sống, nền QPTD mới được củng cố vững chắc. QPTD chỉ có thể được xây dựng và phát huy sức mạnh khi khơi dậy và phát huy tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần, vật chất của nhân dân, sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc. Ngày hội QPTD còn khẳng định sức mạnh của nền QPTD là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia.

Hiện nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục đứng trước những thách thức, do những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực. Vì vậy, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nêu cao cảnh giác, không một chút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Để Ngày hội QPTD thực sự là ngày hội biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ với những nội dung, hình thức biện pháp linh hoạt, phong phú, sáng tạo.

Trước hết, cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với việc chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động kỷ niệm Ngày hội QPTD. Thực tiễn đã cho thấy, hệ thống chính trị đất nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động kỷ niệm Ngày hội QPTD. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải tăng cường lãnh đạo chặt chẽ các hoạt động kỷ niệm Ngày hội QPTD bằng việc chăm lo, quan tâm đến lợi ích chính đáng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-xã hội nâng cao đời sống nhân dân. Phát huy và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày hội QPTD. Thông qua nội dung tuyên truyền giáo dục, vận dụng sáng tạo những hình thức tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày hội QPTD, thiết thực góp phần củng cố và nâng cao ý thức quốc phòng của mỗi người dân Việt Nam cả trong nước và đồng bào ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.

Xây dựng “thế trận lòng dân” là yêu cầu bức thiết, là nội dung cơ bản cốt lõi của việc xây dựng tiềm lực chính trị-tinh thần của nền QPTD trong tình hình mới. Trong tình hình hiện nay, xây dựng “thế trận lòng dân” phải bảo đảm tiếp tục gắn kết, khơi dậy, quy tụ và phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh vào thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Củng cố lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang, vào bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...


Đại tá, TS TRẦN NGỌC TUỆ, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng

(Theo qdnd.vn)

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)