Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 29/12/2014 06:24
Quá nhiều sách nhảm

Chẳng phải cho tới hội thảo mới đây do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức về thực trạng sách văn học cho thiếu nhi, mà từ rất lâu rồi người ta đã thấy việc vừa thừa, vừa thiếu sách dành cho lứa tuổi này đáng phải gióng lên những hồi chuông báo động.

 

Bạn đọc ngày càng khó khăn hơn để không mua phải nhầm sách. Ảnh: Hoàng Thu

Sở dĩ nói vậy, bởi ngành xuất bản đang khủng hoảng thừa số lượng sách, nhưng lại khủng hoảng thiếu những tác phẩm thực sự có chất lượng dành cho trẻ em. Cụ thể là việc thừa những cuốn sách có nội dung nhảm, dạy trẻ những điều lệch lạc. Sách dạy làm người nhưng lại khuyến khích trẻ làm điều ác, truyện cổ tích nhưng lại vẽ hình kinh dị, phản cảm, trắc nghiệm IQ cho trẻ nhưng câu hỏi và đáp án đều nhảm nhí...

Một số phụ huynh cung cấp cho chúng tôi những ví dụ sinh động, chẳng hạn trong  tập Chuột trắng kiêu căng nằm trong bộ sách 99 truyện kể cho bé (NXB Đồng Nai) viết: "Mèo Vàng chẳng nói chẳng rằng, cắm phập móng vuốt vào cổ họng Chuột Trắng. Chuột cố giãy giụa nhưng không sao thoát được. Mèo ngoạm mấy miếng đã ăn sạch Chuột Trắng...” kèm những hình minh họa cảnh mèo bóp cổ chuột rất hung hãn. Rồi còn nữa, cuốn sách "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” trong bộ "101 truyện mẹ kể con nghe” (NXB Đồng Nai), tất cả những cái kết đều không có hậu. Và những lời bình kèm theo những cái kết ấy thường là " Đáng đời thằng cò/ con cáo…”

Tại hội thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ hội nhập và quốc tế hôm rồi, có  gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu phê bình văn học tham dự. Trong đó các nhà giáo thì bàn nhiều đến sáng tác văn học thiếu nhi trong nhà trường. PGS.TS Vân Thanh (Viện Văn học) cho rằng đã quá lâu rồi, dường như thiếu nhi không có hoặc có rất ít sách mới để đọc, thay vào khoảng trống đó là sự tràn lấn của sách dịch và sự thống trị của truyện tranh trong đời sống văn học thiếu nhi nước ta; TS Nguyễn Thị Mai Liên (ÐH Sư phạm Hà Nội) sau khi khảo sát truyện tranh manga Nhật Bản ở Việt Nam trên bốn phương diện: dịch thuật, nghiên cứu phê bình, giảng dạy và sáng tác đã chỉ ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn ở thể loại sách được thiếu nhi rất yêu thích này.

Không cần đến khi các nhà nghiên cứu chỉ ra, nhìn ở góc độ của phụ huynh, hẳn sẽ có nhiều người đồng tình rằng, truyện tranh xét về tổng thể, có giá trị giáo dục lớn nhưng có những chi tiết cụ thể phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam như trong truyện Doraemon có chi tiết Nobita nhiều lần rình xem bạn tắm, học sinh tiểu học đánh nhau, nói dối...; hay trong truyện tranh "Shin - Cậu bé bút chì” có nhiều pha bạo lực, khiêu dâm, dạy trẻ nói dối…

Đã có những thống kế được chỉ ra rằng, giờ đây những cây bút sáng tác dành cho thiếu nhi rất ít ỏi, đếm trên đầu ngón tay chỉ khoảng trên dưới 20 người. Mà đa phần đều là các cây bút lâu năm, lớn tuổi. Nhưng gần đây cũng đã có những người trong số họ không còn mặn mà với mảnh đất văn học thiếu nhi nữa, vì nhiều lý do. Còn đội ngũ nhà văn trẻ hiện nay đang nổi trên văn đàn thì sáng tác rất đều tay nhưng cũng "né” mảng văn học thiếu nhi. Cũng bởi sáng tác cho thiếu nhi là một công việc khó, đòi hỏi nhiều nỗ lực, kinh nghiệm sống, biết nắm bắt tâm lý, nhu cầu, sở thích của các em thiếu nhi.

Một lý do khác để lý giải về việc vắng bóng những sáng tác có chất lượng cho trẻ em hôm nay: các nhà văn đang thiếu kinh phí đầu tư. Nhưng tại hội thảo hôm rồi, nhà thơ Dương Thuấn khẳng định rằng, trong khi chờ đợi thì trước tiên mỗi tác giả khi cầm bút nên có ý thức viết cho thiếu nhi bằng tất cả tấm lòng và bằng thứ văn chương nghệ thuật đích thực.

 

 
Triết Giang
 
(Theo tienphong.vn)

 

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)