Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ tư, 31/12/2014 05:58
Trang viết của người lính thời kháng chiến

NXB Quân đội nhân dân vừa ra mắt độc giả tập hồi ký “Ký ức người chiến sĩ” của tác giả Bùi Hồng Khanh, nguyên Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nội dung của cuốn sách được tác giả bộc bạch: “Ghi lại, chép lại những thành tích, chiến công của đồng chí, đồng đội, truyền thống quê hương, đất nước”.


Với hơn 12 năm tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở 6 đơn vị trên chiến trường Khu 5, những trang viết của Thượng tá Bùi Hồng Khanh luôn mang đậm hơi thở của chiến tranh. Kể từ khi về hưu năm 1995, ông đã xuất bản 5 tập thơ, 8 tập truyện và hồi ký, nội dung chủ yếu về đề tài chiến tranh cách mạng. Tuy không phải là cuốn sách thực sự xuất sắc trong các tác phẩm của Bùi Hồng Khanh, nhưng “Ký ức người chiến sĩ” cũng đem đến cho độc giả những trải nghiệm sâu sắc về người lính, tình cảm quân-dân Quảng Nam trong chiến tranh giải phóng miền Nam. Cuốn sách có độ dày gần 200 trang, được kết cấu thành hai phần chính: Chuyện đời tôi; Những kỷ niệm một thời. Ngoài ra, còn có các phụ mục như: Quê hương, đất nước (thay cho lời tựa); một số bài thơ… giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc sống, con người quê ông (xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn).
 
Bìa cuốn sách "Ký ức người chiến sĩ".
 
Đối với người đọc sinh ra sau chiến tranh, chắc không khỏi bàng hoàng bởi cảnh: “Ở đây chưa đến 5 tháng nhưng 3 lần bị địch tập kích pháo, 2 lần tập kích bộ binh, trong đó có 1 lần do tề điệp chỉ điểm, quân đội Sài Gòn dùng một đại đội lính bảo an bao vây”. “Nghi ngờ quân ta đang ẩn náu tại các ruộng mía dọc bờ sông, chúng lập tức phóng hỏa. Trưa hè nắng gắt, mía bắt lửa cháy rào rào, khói lên nghi ngút. Đơn vị phải vừa cho người dập lửa, vừa di chuyển về phía sau”. Dẫu gian khổ, ác liệt là thế, nhưng hình ảnh người mẹ Quảng Nam vẫn hiện lên như một tượng đài bất tử: “Bọn gián điệp chỉ điểm chính tôi ở nhà mẹ Trâm (thôn Bàu Mưng, xã Điện Thắng), chúng tổ chức cả tiểu đoàn cùng bọn cảnh sát ác ôn bí mật bao vây trong đêm. Vừa tờ mờ sáng, chúng đã xông thẳng vào nhà bắt mẹ, lôi ra giữa sân trói cấp ké, đánh đập tra hỏi: “Thằng Mười, cán bộ Việt cộng quận Nhất Đà Nẵng ở đâu?”. Mẹ trả lời: “Tôi có biết thằng Mười nào đâu? Tự nhiên mấy ông đến đây hỏi vậy”. Tên chỉ huy chống cây gậy ba-toong đứng trước mặt mẹ nói: “Con mụ già này ngoan cố. Rõ ràng có người báo tau, nhà mày nuôi thằng Mười quận Nhất. Bây giờ nó ở đâu? Mày có khai ra không?”. Mẹ một mực nói không có, chúng đánh mẹ ngất đi”. Địch bắt mẹ và con trai giam ở nhà lao Hội An. Vậy mà mấy ngày sau, Mười Khanh (tức Bùi Hồng Khanh) nhận được tin của mẹ Trâm từ chốn lao tù: “Mẹ và Xuân vẫn thường, ở nhà con cố gắng giữ gìn sức khỏe”.

Tác giả nguyên là Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn 38 (Quân khu 5), cán bộ biệt động thành Đà Nẵng… Vì thế, “Ký ức người chiến sĩ” còn là nguồn tư liệu sinh động cho những người muốn tìm hiểu về những năm tháng chiến đấu hào hùng của người dân xứ Quảng.


LONG AN
 
(Theo qdnd.vn)
 
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)