Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 07/02/2015 08:18
Cấm rượu bia sau 22h để Việt Nam “văn minh” như nước bạn

Mới đây, các nhà chức trách Singapore đã ban hành đạo luật cấm mua bán và uống rượu bia nơi công cộng từ 22h30 – 7h. Lại một lần nữa, vấn đề cấm rượu bia sau 22h tại Việt Nam được đặt ra vì an toàn của xã hội.

 
Trong khi dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng bia rượu ở Việt Nam đang gây tranh luận với quy định cấm bán rượu bia từ 22h - 6h hằng ngày, thì nước bạn Singapore đã ban hành một đạo luật tương tự cấm mua bán và uống rượu bia nơi công cộng từ 22h30 - 7h.
 
Trước đó, theo kết quả khảo sát của Đơn vị thông tin phản hồi REACH của Chính phủ Singapore, hơn 80% người dân ủng hộ đạo luật mới này. Điều này nói lên rằng, chính quyền và người dân đảo quốc sư tử đã nhìn nhận lại vấn đề tác hại của bia rượu này một cách nghiêm túc và đạo luật ra đời dựa trên đa số người ủng hộ.
 
Trở lại vấn đề ban hành đạo luật cấm rượu bia sau 22h đêm tại Việt Nam. Trước khi đưa ra kết quả có ban hành hay không, có ý kiến ủng hộ nhưng cũng có ý kiến phản đối. Tuy nhiên đại đa số đều cho rằng, cấm rượu bia vào khung giờ cần thiết là giữ an toàn và hạnh phúc cho cả xã hội.
 
Tai nạn giao thông do bia rượu vẫn là vấn đề nhức nhối trong xã hội
Tai nạn giao thông do bia rượu vẫn là vấn đề nhức nhối trong xã hội
 
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho biết: “Xét về quy mô dân số và đòi hỏi trong xây dựng văn minh đô thị, nhiều thành phố lớn của Việt Nam hiện nay có nét tương đồng Singapore. Chính vì vậy mà cách Singapore đã làm với thuốc lá và kẹo cao su trước đây, cũng như bia rượu hiện nay là kinh nghiệm đáng nghiên cứu, tham khảo. Với một quốc gia đứng đầu khu vực về tiêu thụ bia và số vụ tai nạn giao thông hằng năm liên quan đến rượu bia cũng không ít, chúng ta suy nghĩ gì về lệnh cấm này của nước láng giềng?”.
 
Không chỉ ở Singapore, từ lâu tại các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật và các nước Châu Âu đều đã ý thức được rất nhiều tác hại của bia rượu đối với sức khỏe của con người và an toàn xã hội. Chính vì vậy, hàng loạt các đạo luật đã được xem xét ban hành để hạn chế tác hại của các loại đồ uống trên. Bên cạnh đó, chính phủ các nước đều có các biện pháp tuyên truyền hiệu quả về tác hại của bia rượu, hoặc khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thay thế an toàn hơn như là bia không cồn.
 
Mới đây thôi, những chỉ số được công bố tại Việt Nam khiến cho mỗi người đều phải giật mình. Theo Báo cáo của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, năm 2014, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia ở nước ta tăng khoảng 3% và đạt 3,1 tỷ lít. Như vậy, trung bình mỗi người Việt tiêu thụ 30 lít bia trên một năm, đứng hàng thứ 50 trên thế giới và thứ hạng này có lẽ sẽ được nâng cao trong thời gian tới khi mà dự báo nhu cầu bia rượu sẽ tiếp tục tăng.
 
Đây quả thật là một nghịch lý khi mà các nước khác thì đang dùng mọi biện pháp để hạn chế bia rượu thì nhu cầu trong nước lại đi ngược lại. Như vậy có phải chăng Việt Nam cũng đang đi ngược lại xu hướng “văn minh” chung trên thế giới?
 
Sử dụng bia không cồn thay thế cho bia rượu thông thường là một giải pháp khá an toàn cho xã hội
Sử dụng bia không cồn thay thế cho bia rượu thông thường là một giải pháp khá an toàn cho xã hội
 
Tất nhiên việc ra đạo luật cấm bia rượu sau 22h đêm chưa thể làm một cách vội vàng mà cần phải nghiên cứu thật kỹ để có lộ trình thật sự phù hợp với thực tế. Bên cạnh việc cấm bia rượu, các cơ quan chức năng cũng nên tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người dân về tác hại của bia rượu, hoặc sử dụng các loại đồ uống thay thế tốt hơn như là bia không cồn, giống với các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng từ lâu.
 
Đã đến lúc, các nhà làm luật cần phải mạnh tay và quyết đoán với tình trạng lạm dụng bia rượu như hiện nay vì sức khỏe con người, an toàn xã hội và quan trọng hơn là nòi giống dân tộc.
 
 
Thanh Tùng
 
(Theo giadinhvn.vn)
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)