Giá điện tăng bình quân 7,5% là mức khá cao
-zhoảng 12,8%. Mức độ điều chỉnh 7,5% phù hợp thị trường và đáp ứng sự thay đổi cơ bản của thông số đầu vào. EVN, Bộ Công Thương đã kiểm tra giá thành sản xuất điện và công khai. Đây là bước công khai, minh bạch để người dân giám sát giá điện.
- Ông Ngô Trí Long: Tính toán chi phí giá thành điện rất phức tạp và để có kết quả chính xác thì cần cuộc “đại phẫu thuật”. Phải thành lập cơ quan chuyên trách để tính giá điện, trong đó, phải có cơ quan chuyên môn và cơ quan tư vấn độc lập. Hiện nay, giá điện do EVN báo cáo, Cục Điều tiết điện lực xem xét rồi báo cáo Bộ Công Thương. Bộ Công Thương thì thường đứng về phía doanh nghiệp, ít khi đứng về phía người tiêu dùng. Khi xem xét giá nên công tâm, khách quan, đừng đứng về bên nào.
- Một trong những lý do để tăng giá điện là do giá điện Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Ông có đồng tình với so sánh này?
- Ông Ngô Trí Long: Chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu. Khi hội nhập sâu thì giá trong nước phải hòa đồng với giá thế giới. So sánh các mặt hàng với giá thế giới là cần thiết nhưng không phải mọi loại hàng đều có thể so sánh được. 70% xăng dầu nhập khẩu thì so sánh với giá thế giới được, nhưng điện lực còn độc quyền, giá do Nhà nước quyết định. Giá độc quyền vừa phải đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp.
- Năm 2015, ngành điện sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa. Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng do giá điện thấp nên nhà đầu tư không mua cổ phần. Vậy việc tăng giá điện như hiện tại đã đủ hấp dẫn các nhà đầu tư?
- Ông Ngô Trí Long: Cổ phần hóa là chủ trương đúng đắn và phải quyết tâm thực hiện, bởi một trong những nguyên nhân khiến ngành điện chậm phát triển là do thiếu vốn và quản trị kém. Có ý kiến cho rằng giá điện thấp là “nút thắt” khiến ngành điện không cổ phần hóa được. Nhưng theo tôi, khó khăn nằm ở chỗ các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa có tài sản quá lớn, không có nhà đầu tư chiến lược nào hấp thụ được; quản trị chưa hợp lý; hiệu lực hạn chế… Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thuận lợi. Đổ oan cho giá điện thấp không cổ phần hóa được thì phải xem xét lại.
- Giá điện tăng thì ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo tăng lên. Ước tính ngân sách bù đắp cho khoản này như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Giá điện tăng bình quân 7,5% được phân bổ đều vào khung giá bán lẻ điện cho các hộ. Nhà nước vẫn hỗ trợ cho các hộ nghèo. Ước tính với các hộ sử dụng đến 30kWh/tháng thì ngân sách có thể bố trí 153 tỷ đồng/năm để phục vụ an sinh xã hội, giảm bớt khó khăn.
Giá xăng khiến CPI tăng thêm 0,03%
Theo ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đợt tăng giá xăng ngày 11-3 vừa qua sẽ khiến CPI tăng khoảng 0,03%. Để hạn chế tình trạng “té nước theo mưa” khi giá điện và xăng dầu ngẫu nhiên cùng tăng, ông Võ Văn Quyền cho biết: “Từ năm 2010 đến nay, do đẩy mạnh thị trường, tái cơ cấu nên cung cầu gặp nhau hơn. Nhiều mặt hàng không còn thiếu hàng, sốt giá, đặc biệt dịp Tết. Tuy nhiên, công tác thông tin tuyên truyền rất quan trọng, để tránh tăng giá kỳ vọng”. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần có biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả để đảm bảo ổn định thị trường.
Hà Linh (ghi)
(Theo anninhthudo.vn)