Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 08/05/2015 10:28
Thành tựu đối ngoại 40 năm, từ ngày giải phóng miền Nam

40 năm là một khoảng thời gian không dài đối với lịch sử tiến hóa của thế giới cũng như sự phát triển của một quốc gia. Nhưng 40 năm qua, đời sống chính trị và kinh tế thế giới trải qua những biến động và thay đổi vô cùng to lớn, để lại những dấu ấn sâu đậm đối với tiến trình phát triển của thế giới hiện đại.

 
 
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thủ đô Seoul hôm 2-10-2014
 
Việt Nam từ một địa chỉ chiến tranh trở thành một địa chỉ hòa bình, phát triển và là một đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế và của châu Á - Thái Bình Dương.
 
Năm 1975, Việt Nam không chỉ ra khỏi một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 10 năm mà thực sự đã trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Hoạt động đối ngoại bước vào thời kỳ mới của xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi những chuyển biến sâu sắc tư duy nhận thức về các vấn đề quốc tế, về phương thức hoạt động, về đối tượng và đối tác...
 
Trong 10 năm diễn ra cuộc xung đột Campuchia, ngoại giao phục vụ cuộc đấu tranh giữ vững an ninh biên giới phía Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia loại trừ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, hồi sinh đất nước, đồng thời tích cực đấu tranh chống chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch.
 
Tổng thống Nga Putin được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đón tiếp nồng nhiệt nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 12-11-2013
 
Trong nhiệm vụ xây dựng đất nước, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt để khôi phục, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc. Nước ta cũng mở rộng và phát triển quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước không liên kết, các nước tư bản công nghiệp phát triển.
 
Sự tham gia và hợp tác của Việt Nam với các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống phát triển của Liên hợp quốc được duy trì và có những lĩnh vực được đẩy mạnh, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. 
 
Từ năm 1986, đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới từng bước định hình. Năm 1991 đánh dấu mốc quan trọng trong đổi mới tư duy nhận thức về đối ngoại: Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”; Cương lĩnh của đại hội đề ra chủ trương đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế của Việt Nam.
 
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thăm chính thức Việt Nam từ 31-10 đến 2-11-2012
 
Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII khẳng định: Việc mở rộng  quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị trí Việt Nam trên thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong ba thành tựu của công cuộc đổi mới.
 
Năm 1995, quan hệ quốc tế của Việt Nam đạt được một bước ngoặt căn bản với các sự kiện quan trọng - Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, nộp đơn gia nhập WTO.
 
Đến thời điểm này, Việt Nam căn bản hoàn thành quá trình bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước láng giềng, khu vực và các nước lớn, đưa tiến trình cải cách và mở cửa của đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới về chất.
 
Gần 30 năm đổi mới và mở cửa, hoạt động đối ngoại tạo nên những thành tựu to lớn, góp phần xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nguyên lý kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời kỳ mới; làm cho Việt Nam có nhiều bạn bè hơn bao giờ hết; tích cực tham gia vào các tiến trình xây dựng môi trường quốc tế và trật tự khu vực; tham gia xây dựng ASEAN thành tổ chức khu vực vững mạnh; phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo.
 
 
Năm 2015 cũng diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm đánh dấu 40 năm ngày Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước
 
Vị thế quốc tế của Việt Nam được tăng cường, thay đổi cách nhìn nhận của thế giới đối với Việt Nam theo hướng tích cực. 
 
Đội ngũ hoạt động đối ngoại trưởng thành vượt bậc, chuyên nghiệp trên mọi lĩnh vực song phương và đa phương, phối hợp đồng bộ giữa các binh chủng hợp thành, gồm ngoại giao Đảng, Nhà nước, Quốc hội, quân đội, ngoại giao nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp...  
 
Các thành tựu to lớn trên các lĩnh vực đối ngoại trước hết gắn liền với đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, nhạy bén với thời cuộc và vận nước của Đảng và Nhà nước, tạo tiền đề vững chắc để công tác đối ngoại và ngoại giao của nước ta tiếp tục đáp ứng những nhiệm vụ mới và thích ứng với muôn vàn thay đổi của thế giới đương đại.
 
 
TS.Nguyễn Ngọc Trường
 
(Theo congan.com.vn)
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)