|
Người tiêu dùng luôn hy vọng được mua xăng, dầu với giá hợp lý. Ảnh: Đàm Duy
|
Song thực tế, những biến động trên thị trường xăng, dầu và diễn biến kinh tế hiện nay đòi hỏi có một cơ chế quản lý giá phù hợp hơn, không những phải bảo đảm quyền và lợi ích của các bên liên quan mà còn tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Đây là nội dung được thảo luận tại hội thảo "Thị trường kinh doanh xăng, dầu: những vấn đề quản lý nhà nước và kinh doanh hiện nay" diễn ra ngày 21-9 tại Hà Nội.
?xml:namespace>
Tiến trình quản lý giá theo cơ chế thị trường
?xml:namespace>
Để quản lý giá xăng dầu, một trong những mặt hàng chiến lược có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh chính sách phù hợp với từng thời kỳ. Giai đoạn trước năm 1993, Nhà nước đã ban hành mức giá chuẩn với mặt hàng này, các DN kinh doanh đầu mối được quyết định giá bán là +/-10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động. Từ năm 1993, quy định giá tối đa với xăng, dầu đã được Nhà nước ban hành, DN lúc đó được quyết định giá bán buôn, bán lẻ. Thông qua mức độ chịu đựng của nền kinh tế, Nhà nước chỉ điều chỉnh giá khi đã sử dụng hết các công cụ điều tiết giá. Cơ chế "giá tối đa" trong giai đoạn này không những bảo đảm được cung - cầu phục vụ nền kinh tế mà còn tạo ra nguồn thu ổn định cho Nhà nước và DN.
?xml:namespace>
Song cơ chế này đã bộc lộ nhiều bất cập khi thị trường xăng, dầu thế giới biến động mạnh. Đầu những năm 2000, giá xăng, dầu thế giới thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Do thực hiện chính sách bù giá nên ngân sách phải bù lỗ mặt hàng này đã tăng từ 1.000 tỷ đồng (năm 2000) lên 22.000 tỷ đồng (năm 2008). Quyết định 187 (năm 2003) và Nghị định 55 (năm 2007) quy định về cơ chế điều hành, kinh doanh xăng, dầu của Chính phủ đã được ban hành, mở ra một giai đoạn mới về việc xây dựng thị trường kinh doanh xăng, dầu cạnh tranh.
?xml:namespace>
Tuy nhiên, những diễn biến hiện nay đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành một cơ chế quản lý giá xăng, dầu phù hợp hơn. Ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam cho biết, cho đến nay, hai văn bản quy định về điều hành giá xăng, dầu nêu trên vẫn chưa đi vào thực tế. Biện pháp bù giá của Nhà nước mặc dù giúp giá xăng, dầu ổn định song lại khiến giá nội địa thoát ly giá thế giới trong một thời gian dài khiến cân đối ngân sách bị ảnh hưởng, DN thiệt hại; phần lớn người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ nên thường xuyên có phản ứng sau mỗi lần điều chỉnh giá. TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận xét, việc can thiệp vào giá xăng đã và đang bộc lộ nhược điểm. Khi Nhà nước thực hiện bù lỗ, lúc giá thế giới xuống thấp, giá xăng nội địa không giảm mà lại tăng thuế suất thuế nhập khẩu; thậm chí lại bố trí để DN trả nợ khoản bù lỗ ngân sách. Khi giá thế giới lên cao thì giá trong nước lại tăng quá ít khiến Nhà nước phải cắt giảm nguồn thu, thậm chí vẫn phải bù lỗ cho DN. Như vậy, dù giá thế giới cao hay thấp, lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng.
?xml:namespace>
Hướng tới sự đồng thuận về lợi ích 3 bên
?xml:namespace>
Tạo được sự đồng thuận về quyền và lợi ích của Nhà nước, DN và người tiêu dùng trong điều hành giá xăng, dầu là một trong những mục tiêu mà cơ quan quản lý nhà nước hướng tới trong giai đoạn hiện nay. Ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, để tạo được sự đồng thuận, mấu chốt là phải minh bạch và đầy đủ thông tin. Nếu đã điều hành giá xăng theo thị trường thì phải điều chỉnh giá bám sát giá quốc tế. Hiện tại, khi giá thế giới biến động, cơ quan quản lý nhà nước, do mục đích giữ bình ổn giá vẫn thông qua thuế, các khoản phí để điều tiết giá bán. Nếu đã chấp nhận theo cơ chế thị trường thì phải tuân theo quy luật. Ông bày tỏ mong muốn Chính phủ sớm ban hành nghị định mới, thay thế Nghị định 55, tạo hành lang pháp lý khuyến khích thương nhân tham gia phân phối xăng, dầu. Lúc đó, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhà cung cấp có chất lượng tốt, giá hợp lý.
?xml:namespace>
Đề xuất quan điểm về một cơ chế điều hành giá phù hợp hơn, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, nên xóa bỏ dần tình trạng độc quyền trong kinh doanh xăng dầu, bởi đây là yếu tố cơ bản giúp hình thành một thị trường lành mạnh. Cơ quan quản lý cần xóa bỏ việc hạn chế cấp phép nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, tạo điều kiện cho các DN được cạnh tranh bình đẳng khi nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần tách khâu nhập khẩu, bán buôn xăng, dầu với khâu bán lẻ để thương nhân được quyền chọn nhà cung cấp và cạnh tranh thông qua mức giá bán lẻ thấp nhất.
?xml:namespace>
Các cơ quan chức năng đang gấp rút hoàn thiện việc sửa đổi Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu, dự kiến sẽ ban hành trong tháng 10-2009. Với những nỗ lực của Nhà nước và DN, người tiêu dùng sẽ có cơ hội được mua xăng, dầu với mức giá hợp lý cũng như được công khai thông tin về việc hình thành giá bán lẻ, tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.
?xml:namespace>
(Theo Hanoimoi.com.vn)?xml:namespace> |