Trung Quốc: Hoang mang vì trẻ nhiễm độc chì
Ngày 27-9, Nhân
Dân Nhật Báo dẫn nguồn tin từ Trung tâm Phòng chống chất độc hóa học tỉnh
Phúc Kiến cho biết có 121/249 trẻ dưới 14 tuổi ở xã Giao Tường, thành phố Long
Nham có hàm lượng chì trong máu trên 100mg/l.
 |
Nhiều phụ huynh
ở huyện Phong Tường giơ cao phiếu xét nghiệm
trước Nhà máy nấu chì và kẽm Đông Linh để
phản đối - Ảnh: china.org |
Bệnh
viện thoái thác xét nghiệm
Ngay từ tháng 6-2009, người dân ở
xã Giao Tường bắt đầu lo sợ sau khi một người trong xã đưa con đến Bệnh viện
Nhân Dân số 2 Long Nham khám sức khỏe và phát hiện bé trai này bị nhiễm độc chì.
Đến ngày 30-8, một gia đình láng giềng đưa hai con và một cháu đến bệnh viện
trên xét nghiệm máu, kết quả cả ba đứa trẻ đều có hàm lượng chì trong máu cao
hơn 100mg/l.
2.000 trẻ dưới 15 tuổi bị phát hiện
nhiễm độc chì ở Trung Quốc từ tháng
7-2009 đến nay.
|
Tin loan ra, người
dân trong khu vực ùn ùn đưa trẻ đi xét nghiệm
máu ở các bệnh viện trong tỉnh. Tuy nhiên đã có
những mâu thuẫn xảy ra khi lượng người đến xét
nghiệm nhiều bất thường. Các bệnh viện có dấu
hiệu thoái thác xét nghiệm máu cho người dân với
câu trả lời rất giống nhau: “máy xét nghiệm bị
hỏng”. Kiểu cách này càng gây hoảng loạn trong
cộng đồng dân cư ở đây.
Do các bệnh viện ở
Phúc Kiến né tránh xét nghiệm cho trẻ, người dân Giao Tường đành tìm cách đưa
con cháu đến xét nghiệm ở Quảng Châu, Thâm Quyến cách quê nhà gần 500km để kịp
thời chạy chữa. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm không đồng nhất của các bệnh viện
trong tỉnh Phúc Kiến cũng khiến người dân bất an. “Kết quả xét nghiệm ở Long
Nham là 70-80mg/l, nhưng khi chuyển đến xét nghiệm ở các bệnh viện Phúc Châu, Hạ
Môn trong tỉnh thì kết quả lại biến thành 100mg/l, sao lại có khác biệt quá lớn
như thế?”, một người dân ở xã Giao Tường bức xúc.
Người dân nổi
giận
Nhật Báo Quảng
Châu hỏi số phụ huynh có con bị nhiễm độc chì trong danh sách công bố ngày
27-9 thì họ đều chỉ về một hướng: “Nguyên nhân gây bệnh cho trẻ là từ Nhà máy
sản xuất pin Hoa Cường chỉ cách trường tiểu học trung tâm của xã chưa đầy 800m”.
Dù chính quyền Long
Nham đã lập một đội thanh tra và lệnh cho Nhà máy Hoa Cường ngừng sản xuất ngay
khi có những thông tin đầu tiên về chuyện trẻ bị nhiễm độc chì, nhưng cũng không
ngăn được sự nổi giận của người dân Giao Tường. Ngày 17-9, hàng trăm người trong
xã đã bao vây Nhà máy Hoa Cường, phong tỏa một con đường cao tốc trên địa bàn
trong nhiều giờ, đồng thời hàng trăm trẻ đã được gia đình chủ động cho nghỉ học
do quan ngại tình trạng ô nhiễm từ nhà máy này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của trẻ.
Không chỉ ở Phúc
Kiến, báo Tham Khảo Kinh Tế Trung Quốc cho biết cả ba vụ ngộ độc chì ở
Thiểm Tây, Hồ Nam và Vân Nam, được thông báo trong hai tháng qua, đều có liên
quan đến các nhà máy sản xuất kim loại và khu công nghiệp. Hơn 1.300 trẻ ở thị
trấn Văn Bình, thành phố Võ Cương (Hồ Nam) bị nhiễm độc chì cũng học tập và sống
gần Nhà máy sản xuất mangan Võ Cương. Người dân Văn Bình cũng nổi giận phong tỏa
các con đường dẫn vào nhà máy vào đêm 18-8 dù chính quyền địa phương đã cho đóng
cửa nhà máy này.
Trước đó một ngày
(17-8), Tân Hoa xã tường thuật hàng trăm người từ các làng bị ảnh hưởng nặng nề
trong vụ nhiễm độc chì ở huyện Phong Tường, thành phố Bảo Kê (Thiểm Tây) đã tấn
công Nhà máy nấu chì và kẽm Đông Linh, thuộc Khu công nghiệp Trường Thanh sau
khi sở môi trường thành phố trên công bố kết quả nhà máy này là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường dẫn đến hơn 800 trẻ trong khu vực bị nhiễm độc chì.
Kết luận
chưa rõ
Sau hàng loạt vụ
ngộ độc chì bị nêu ra, các địa phương đều lập đội điều tra xuống hiện trường
điều tra nguyên nhân, tuy nhiên câu trả lời từ cơ quan chức năng vẫn chưa thỏa
lòng dân. Đoàn kiểm tra liên ngành trong sự kiện ngộ độc chì ở Vân Nam sau khi
tiến hành điều tra ở khu công nghiệp gần khu dân cư Đông Xuyên đã đưa ra kết
luận: “Sự kiện hơn 200 trẻ ở Đông Xuyên bị nhiễm độc chì không liên quan trực
tiếp đến khu công nghiệp trên”. Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia Ngô Linh trong đội
kiểm tra môi trường Đông Xuyên cho biết: “Nhiễm độc chì ở trẻ có thể do nhiều
nguyên nhân như hít phải khói xe, ô nhiễm công nghiệp, tập quán ăn uống không vệ
sinh, đồ chơi nhiễm độc chì, thực phẩm không an toàn và khả năng bài tiết của
trẻ không tốt”.
Tuy nhiên ngay sau
đó, báo Tham Khảo Kinh Tế Trung Quốc dẫn lời tiến sĩ Bành Ứng Đăng -
chuyên gia môi trường thuộc Viện Nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường Bắc Kinh
- nhấn mạnh: “Trong các nguyên nhân gây nhiễm độc chì ở trẻ thì ô nhiễm môi
trường từ ngành công nghiệp là quan trọng nhất. Trong quá trình phát triển đô
thị và công nghiệp hóa hiện nay, ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc ngày càng
nghiêm trọng, từ đó dẫn đến hàng loạt vụ nhiễm độc chì gần đây”.
Thêm 120 trẻ
Trung Quốc nhiễm độc chì
Chưa hết
hoang mang sau ba vụ nhiễm độc chì chỉ
trong vòng một tháng, người dân Trung
Quốc lại được thông báo một vụ nhiễm độc
chì nữa. Lần này là tại tỉnh Phúc Kiến
 |
Một bé
gái đang được lấy mẫu máu kiểm tra lượng chì trong cơ thể - Ảnh:
China Daily/Reuters |
Công bố
trước báo giới tối 26-9, chính quyền
huyện Shanghang, tỉnh Phúc Kiến cho biết
qua xét nghiệm máu của 287 trẻ dưới 14
tuổi, cơ quan y tế địa phương phát hiện
có 121 em có lượng chì trong máu cao quá
mức cho phép. Họ cũng tuyên bố đã mở
cuộc điều tra.
Theo người
dân địa phương, 10 ngày trước, chính
quyền sở tại đã yêu cầu đóng cửa nhà máy
pin Huaqiang sau khi người dân gửi cho
nhà chức trách kết quả xét nghiệm cho
thấy đã có trẻ em trong khu vực bị nhiễm
độc chì.
“Tôi hy vọng
nhà máy sẽ đóng cửa vĩnh viễn, nếu không
thì tôi sẽ dọn nhà đi”, một phụ nữ họ
Yuan sống cách nhà máy khoảng 500 m nói.
Cậu con trai 11 tuổi của bà nằm trong số
những trẻ có kết quả xét nghiệm nhiễm
độc chì.
Nhiễm độc
chì có thể làm tổn hại hệ thần kinh và
hệ sinh sản, gây cao huyết áp và mất
trí. Trước đó tại các tỉnh: Thiểm Tây,
Hồ Nam và Vân Nam cũng xảy ra ba vụ
nhiễm độc chì với số trẻ bị nhiễm độc
lên tới 2.300 em.
|
|