Tuy
nhiên, với những hộ không hợp tác với chính quyền, Hội đồng bồi thường
hỗ trợ và TĐC quận kiên quyết cưỡng chế, giải tỏa để bảo đảm tiến độ
thi công dự án đường Vành đai 3.
Tuyên truyền vận động đến 24 giờ
Theo
kế hoạch 93 của UBND quận về việc cưỡng chế GPMB đối với một số hộ dân,
phục vụ thi công dự án đường Vành đai 3, phường Thanh Xuân Trung tiếp
tục có 12 hộ phải giải tỏa toàn bộ vào ngày 28-9; trong đó, có 6 hộ đã
hợp tác toàn diện với chính quyền, nhận nhà, nhận tiền và ký biên bản
bàn giao mặt bằng. Đối với 6 hộ còn lại, theo chỉ đạo của BCĐ GPMB
quận, tối 27-9, UBND phường tiếp tục cử các tổ công tác đến tuyên
truyền vận động từng nhà. ''Chúng tôi sẽ tiếp dân đến bàn giao mặt bằng
đến 24 giờ ngày 27-9 để sáng 28-9 không phải cưỡng chế. Hy vọng người
dân sẽ hợp tác với chính quyền, tránh thiệt thòi cho các hộ về sau
này'' - Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung Trần Ngọc Sơn cho biết.
Cùng
với 12 hộ phải di dời toàn bộ, phường Thanh Xuân Trung còn có 41 hộ
thuộc diện phải cắt xén một phần phục vụ thi công dự án đường Vành đai
3. Với các trường hợp này, yêu cầu đặt ra là các hộ phải ký biên bản
bàn giao mặt bằng ngày 28-9 và tự tháo dỡ xong trước ngày 10-10 (sau
10-10 quận sẽ tiến hành cưỡng chế, giải tỏa). Đây cũng là một đòi hỏi
bức xúc bởi phải chỉnh trang đô thị làm sao để vừa bảo đảm kết cấu công
trình cũng như tiến độ thi công... Tuy còn vướng mắc, song đến chiều
27-9 đã có nhiều hộ hợp tác, cho đo đạc; số còn lại vẫn được phường
tiếp tục tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận. Theo
Chủ tịch UBND quận Hoàng Công Hồng, công tác này nhằm bảo đảm tiến độ
GPMB thu hồi đất và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân. Mục tiêu là chuyển toàn bộ tài sản đối với những hộ đã bàn giao
mặt bằng ra khỏi khu vực giải tỏa trước giờ quy định, không để thất
thoát tài sản của công dân; tiếp tục vận động số còn vướng mắc để họ
chấp nhận di chuyển, bàn giao mặt bằng. Nếu trường hợp phải cưỡng chế,
phải đọc lệnh cưỡng chế ngay đầu giờ để kê biên tài sản. Các lực lượng
tham gia tháo dỡ phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, nắm chắc nhiệm vụ,
vị trí được phân công, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản,
phương tiện của dân.
|
Giải tỏa các hộ thuộc diện di dời tại nút giao thông Thanh Xuân. Ảnh: Dương Hiệp |
Thành phố chỉ xem xét kiến nghị của các hộ tự giác bàn giao mặt bằng
Đó
là quan điểm của BCĐ GPMB TP Hà Nội do ông Trịnh Hòa Bình, Phó trưởng
ban Thường trực BCĐ nêu tại cuộc họp với BCĐ GPMB quận Thanh Xuân chiều
ngày 27-9. Cũng theo ông Bình, mục tiêu cao nhất của các đợt giải tỏa
mà quận Thanh Xuân đang tiến hành là bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để
phục vụ thi công dự án đường Vành đai 3. Còn đối với những trường hợp
có phát sinh hoặc vướng mắc về phương án đền bù TĐC, BCĐ GPMB TP sẽ xem
xét đề nghị UBND TP điều chỉnh. Tuy nhiên, TP sẽ chỉ xem xét điều chỉnh
đối với những hộ dân có thiện chí, hợp tác với chính quyền và tự giác
bàn giao mặt bằng, không phải cưỡng chế. ''Đến phút cuối mà các hộ dân
vẫn không hợp tác với chính quyền thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
trước pháp luật'' - ông Bình khẳng định.
Liên
quan chủ sử dụng đất tại số nhà 393 Nguyễn Trãi không tiến hành giải
tỏa được theo kế hoạch vào ngày 25-9 trên địa bàn phường Thanh Xuân
Trung, Phó Chủ tịch quận Nguyễn Xuân Lưu cho biết, đến khoảng 21 giờ
ngày 24-9, bà Trần Thị Thu (chủ sử dụng đất) mới ký biên bản bàn giao
mặt bằng một phần diện tích tại 393 Nguyễn Trãi, không ký bàn giao toàn
bộ. Lý do mà bà Thu đưa ra là trong khuôn viên đất của mình còn có thêm
một chủ sử dụng đất nữa là ông Trần Tuấn Anh (em trai bà Thu). Sáng
25-9, tổ công tác của phường đã đến địa chỉ ĐKHK của bà Trần Thị Thu và
ông Trần Tuấn Anh ở 7 Hàng Phèn để vận động nhưng không được gia đình
bà Thu hợp tác. Sáng 26-9, vẫn chỉ có mình bà Thu đến làm việc theo
giấy mời của UBND phường Thanh Xuân Trung, còn ông Tuấn Anh không có
mặt.
Sau
nhiều bước vận động không có kết quả, ngày 27-9, Hội đồng bồi thường hỗ
trợ và TĐC quận Thanh Xuân ra thông báo: Các cá nhân, tổ chức có quyền
và lợi ích hợp pháp liên quan đến đất, công trình trên đất tại địa chỉ
393 đường Nguyễn Trãi trước 12 giờ ngày 29-9 phải đến UBND phường Thanh
Xuân Trung hoặc Ban bồi thường GPMB quận Thanh Xuân để cung cấp các
giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại
số nhà nói trên. Đây chính là cơ sở để quận xem xét, điều chỉnh, bổ
sung phương án bồi thường hỗ trợ và TĐC theo quy định của pháp luật.
Nếu hết thời hạn trên mà ông Tuấn Anh không cung cấp các giấy tờ cần
thiết thì quận sẽ tiến hành giải tỏa, thu hồi đất bảo đảm tiến độ thi
công dự án đường Vành đai 3.
Cả lý và tình xem ra các cơ quan chức năng đều đã thực thi đầy đủ, những hộ trong diện phải di dời cần thể hiện thiện chí của công dân tạo điều kiện cho dự án triển khai kịp tiến độ.
Theo Báo Hà Nội Mới.