Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Chủ nhật, 04/10/2009 12:58
Số người thiệt mạng vì bão tăng lên 162 người
Trong khi cơn bão số 9 đã qua được 4 ngày và một cơn bão mới đang hoành hành trên vùng biển phía tây Bắc đảo Lu Dông (Philippin) thì số người thiệt mạng do cơn bão số 9 vẫn tăng chóng mặt. Tính đến 21 giờ tối 3/10, đã có 162 người chết, trong đó có 1 chiến sĩ biên phòng đồn 781. Riêng số người chết tại tỉnh Kon Tum tăng đột biến, lên tới 48 người.

Cụ thể, số người chết của tỉnh Hà Tĩnh là 5 người, Quảng Bình 2 người, Quảng Trị 10 người, Thừa thiên Huế 11 người (tăng 2 người), Đà Nẵng 7 người, Quảng Nam 25 người (tăng 16 người), Quảng Ngãi 35 người (tăng 2 người, trong đó có 1 chiến sỹ biên phòng đồn 781), Bình Định 11 người (tăng 5 người), Phú Yên 1 người, Kon Tum 48 người (tăng 15 người), Đắk Lắc 1 người, Đắc Nông 2 người, Lâm Đồng 2 người và Gia Lai 2 người.

 

Số người mất tích báo cáo là 13 người, tăng 1 người so với ngày trước đó. Cụ thể, Quảng Trị 2 người, Thừa Thiên Huế 2 người, Quảng Ngãi 4 người (tăng 2 người), Phú Yên 3 người và Kon Tum 2 người.

 

Số người bị thương cũng được báo cáo tăng nhanh, lên tới con số 616 người, tăng 94 người so với Báo cáo nhanh ngày 3/10. Trong đó Hà Tĩnh 5 người, Quảng Bình 11 người, Quảng Trị 33 người; Thừa Thiên Huế 56 người, Đà Nẵng 87 người, Quảng Ngãi 341 người, Bình Định 41 người, Phú Yên 3 người, Đắk Lắk 9 người, Lâm Đồng 25 người và Gia Lai 5 người.

 

Trước những thiệt hại nặng nề do bão số 9 gây ra, tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ cho các gia đình có người bị chết 3 triệu đồng/người, người bị thương 2 triệu đồng/người; Tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng hỗ trợ cho các gia đình có người bị chết 3 triệu đồng/người, người bị thương 2 triệu đồng/người. Tỉnh Đăk Nông hỗ trợ cho các gia đình có người bị chết 3 triệu đồng/ người.

Nhiều trẻ thiệt mạng do người lớn bất cẩn


Trong cơn lũ lụt do bão số 9 vừa qua, ngoài những người thiệt mạng do bất khả kháng như nước lũ cuốn trôi, nhà sập… thì đã có không ít cháu bé bị chết đuối do người lớn bất cẩn, hoặc đánh rơi con xuống nước, hoặc không trông nom để các cháu ngã chết đuối.

Điển hình như bé Phan Công Trường (4 tuổi) ở Hải Thành, Hải Lăng - Quảng Trị. Sáng 30/9, do gia đình bất cẩn trong khi ngủ đã để bé Trường rơi xuống nước ngay trong nhà khiến bé chết đuối.

Bé Hồ Văn Song ở xã Thanh, Hướng Hoá, mới được 1 tuổi. Ngày 30/9, mẹ cháu bồng con đi tránh lũ, trên đường đi bất cẩn làm cháu Song rơi xuống nước thiệt mạng..

 

Cũng trong ngày 30/9, vào lúc 8h30 phút sáng, cháu Nguyễn Thị Hà (13 tuổi) ở Cam Thuỷ, Cam Lộ. Lúc, đã bất cẩn trượt chân chết đuối.


Ngày 30/9, bé Hứa Thị Thi (2 tuổi, ở thôn Phước Bình - Đại Minh - Đại Lộc - Quảng Nam) cũng bị chết đuối do bố mẹ trong lúc mải dọn nhà đã sơ ý để bé rơi xuống nước.

Cũng tại tỉnh Quảng Nam, vào ngày 30/9. cháu Đỗ Thế Trọng (8 tuổi, ở Điện Trung - Điện Bàn) không được người lớn trông nom cẩn thận nên đã trượt chân ngã xuống nước chết đuối.
 

Trước đó, ngày 29/9, bé Mai Thị Khánh Huyền (3 tuổi, ở 137 Lê Thánh Tôn phường Thuận Lộc Tp. Huế) đã thiệt mạng do gia đình bất cẩn, để rơi con xuống nước.

Tương tự, vào lúc 23h ngày 29/9, cháu Trần Văn Bảo An (2 tuổi, trú 240 Bạch Đằng phường Phú Hiệp Tp. Huế) cũng bị rơi xuống nước chết đuối do sự bất cẩn của người lớn.

 

Một trường hợp rất thương tâm là bé sơ sinh mới được 20 ngày tuổi, con ông Nguyễn Có ở thôn Bao Vinh xã Hương Vinh huyện Hương Trà - Thừa Thiên - Huế. Trong cơn mưa bão, gia đình ông đã kê sạp bán hàng để ngủ. Tuy nhiên, sạp hàng đã bị sập và bé bị rơi xuống nước thiệt mạng.

 

Cũng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bé Lê Nguyễn Quận (6 tuổi) ở Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền thiệt mạng lúc 15 giờ ngày 30/9/2009 cũng do người lớn trông nom không cẩn thận nên đã sẩy chân rơi xuống nước.

 

Đến chiều 1/10, bé Diệp Triệu Vỹ (1 tuổi – trú Xã Hương Toàn huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), do người lớn không trông cẩn thận đã để bé chơi trước sân nhà một mình và bị rơi xuống nước chết đuối.

Ngoài những trường hợp trên, rất nhiều trưòng hợp tuy là người lớn nhưng do bất cẩn trong lúc bão lũ đã bị trượt chân chết đuối. Có trường hợp bị chết ngay trong lúc dọn nhà như chị bà Lê Thị Mười (73 tuổi) ở Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam chết trong lúc dọn nhà, bị trượt chân hôm 30/9. Tương tự là ông Trần Minh Trung (50 tuổi) ở thôn Mỹ Tây, Đại Phong, Đại Lộc (Quảng Nam) cũng bị chết do trượt chân trong lúc dọn nhà.

  Ảnh minh họa

 
Nhiều trường hợp đã bị thiệt mạng do chủ quan không lo chống bão từ trước mà đến lúc bão đến, thấy gió quá mạnh mới lo nhà bị tốc mái và trèo lên nóc chằng chống. Ví dụ như nạn nhân Võ Hoàng Hà và nạn nhân Trần Văn Cừ (đều ở Sơn Trà, Đà Nẵng), cùng bị thiệt mạng trong lúc chằng chống nhà cửa. Trong khi đó, cả hai trường hợp tử vong ở Lâm Đồng đều do bị cây đổ trong lúc bão đè chết. Đó là ông Xá (ở Đơn Dương) và chị Phùng Thị Sanh (TP Đà Lạt).

Thương tâm hơn là một số trường hợp do bệnh nặng nhưng vì bão lũ đã không kịp chuyển viện dẫn đến tử vong. Điển hình là bà Quách Thị Xĩ ở Đại Thạch, Đại Lộc (Quảng Nam) hay ông Hồ Siêu ở Bình Thuận Bình Sơn (Quảng Ngãi), ông Nguyễn Dũng ở Bình Thạnh Đông (Quảng Ngãi)...

Trong số nhiều người chết do sập nhà thì tại tỉnh Kon Tum, có hộ ông A Nhàu, cả 4 người đều thiệt mạng do nhà bị sập trong cơn bão. Một hộ khác tại Kon Tum cũng có 4 người thiệt mạng, trong đó một người bị lũ cuốn trôi và 3 người chết do sạt lở đất. Ngoài ra cũng có hộ 3 người hoặc 2 người chết do sập nhà tại tỉnh Kon Tum nhưng chưa xác định được tên tuổi.
 

 

 
Bão PARMA đã vào vùng biển phía Tây đảo Ludông

 

Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 5 giờ sáng hôm nay 4/10, vị trí tâm bão PARMA ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 120,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía tây Bắc đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 50 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.


  Ảnh minh họa

 Hình ảnh đường đi của cơn bão PARMA

 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10 km. Đến 4 giờ ngày 5/10, vị trí tâm bão vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 120,1 độ Kinh Đông, trên vùng eo biển Ba Sy giữa đảo Đài Loan và đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

 

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng Đông Bắc. Đến 4 giờ ngày 6/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 120,5 độ Kinh Đông, trên vùng eo biển Ba Sy giữa đảo Đài Loan và đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 70 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300 km.

 

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có mưa và dông, gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.

 

Trước diễn biến của cơn bão Bộ giao thông đã có Công Điện chỉ đạo các Sở giao thông vận tải các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi và các cơ quan thuộc Bộ theo dõi diẽn biến của bão và chủ động phòng tránh. Bộ Tư Bộ đội Biên phòng cũng có Công Điện chỉ đạo biên phòng tuyến biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, thông báo cho các tàu thuyền biết hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền.

 

Đồng thời, các tỉnh ven biển cũng đã có Công Điện chỉ đạo Các sở ban ngành, các địa phương dõi diễn biến của bão và thông báo cho chủ các tàu thuyền biết hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

(Theo VnMedia.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)