 |
83% HSSV cho biết dự định tương lai của mình là học giỏi các môn học tại trường.
Ảnh Bích Ngọc |
Theo
ông Lâm, việc định hướng tương lai cho HS ngay trong trường phổ thông
là rất quan trọng. Tuy nhiên, ngành giáo dục hiện nay đang quá chạy
theo kiến thức mà quên đi khả năng của giới trẻ thích ứng như thế nào
để có cách dạy phù hợp, giúp các em lĩnh hội được kiến thức ứng dụng
thực tế.
Ở
Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) vẫn có HS vào lớp 10 nhưng
không tính nhẩm được phép tính: "8 + 7 = ?" mà phải nhờ đến máy tính
dẫn đến thiếu khả năng tư duy. Không ít HS mất đi thói quen tự học, ông
Lâm nói.
Do vậy, nghiên cứu “Nhận thức và thái độ của HSSV về định hướng tương lai”TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ từ tháng 6 - 11/2008 đã khiến chính các nhà giáo phải xem lại cách dạy và học đối với HS trong nhà trường. do Viện nghiên cứu giáo dục (NCGD) thực hiện trên 2.000 HS THPT và SV tại 4 thành phố là Hà Nội,
Ông
dẫn số liệu điều tra của Viện NCGD cho rằng, HSSV nhận thấy trên 75%
thầy cô trong nhà trường không có tác dụng gì trong việc "định hướng
tương lai" cho họ. Và sau tốt nghiệp , nhiều SV vẫn muốn học lên cao vì
chưa đủ tự tin để dấn thân thực hiện ước mơ nghề nghiệp. Kết quả điều tra cũng cho thấy có tới 75,4% HSSV vẫn muốn học tiếp chứ chưa muốn thiết lập cuộc sống độc lập.
Ông
Lâm nhìn nhận, để HSSV thiếu tự tin một phần do lỗi của những người
đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, về phía Bộ GD-ĐT cũng cần có những
động thái điều chỉnh chương trình học, đan xen một số nội dung học
ngoại khoá để nhà trường có điều kiện thời gian phối hợp tư vấn, định
hướng tương lai cho HS. Từ đó thay đổi hình ảnh của người thầy...
Phó
Hiệu trưởng Trường THPT Bỉm Sơn (Thanh Hoá) Nguyễn Danh Nhu cũng nêu
thực tế, nhà trường và phụ huynh vẫn còn nặng về thi cử, chỉ mới tập
trung học các môn văn hoá. Một bộ phận HS chưa đầu tư suy nghĩ về tương
lai mà chỉ biết thực hiện theo yêu cầu của nhà trường...
Ngoài
ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết HSSV Việt Nam vẫn còn mơ
hồ về hướng đi và mục tiêu phấn đấu của mình khi còn ngồi trên ghế nhà
trường.
Điển hình như để chuẩn bị cho sự nghiệp các em còn
nhận thức mơ hồ: hơn 83% HSSV cho biết dự định tương lai của mình là
học giỏi các môn học tại trường, 91.6% cho biết cần học giỏi ngoại
ngữ...
"Phần
lớn HSSV cho rằng vai trò của nhà trường, giáo viên trong việc định
hướng nghề nghiệp là rất ít. Chủ yếu các em chịu tác động từ gia đình.
Do vậy, việc nhà trường tham gia dạy những kỹ năng mềm quan trọng là
điều cần thiết - TS Nguyễn Kim Dung, Viện nghiên cứu giáo dục cho biết.
Tuy
nhiên, dạy kỹ năng "mềm" là phải có các hoạt động cho HSSV cọ xát với
thực tế, tham gia sinh hoạt trong cộng đồng chứ không phải là các bài
giảng khô cứng, gây quá tải về kiến thức cho các em.
(Theo Vietnamnet.vn)