Tháng 10 và 11 này, Hà Nội lại có hai sự kiện văn hóa cộng đồng quy mô lớn
* Dự tính của người tổ chức
Hai
hoạt động với hai nội dung, cách sắp đặt, trình diễn khác nhau nhưng
lại có điểm chung là quy tụ nhiều nghệ sỹ thuộc loại hình nghệ thuật
đương đại tham gia.
Sự
kiện đầu tiên là dự án “Hội tụ ánh áng” của nghệ sỹ Đào Anh Khánh và
một số nghệ sỹ đương đại khác kết hợp thực hiện, sẽ diễn ra từ ngày
30/10 đến 1/11 tại ngay trên bờ đê sông Hồng. Đây là phần một của dự án
có tên gọi “Dòng chảy 1.000 năm”, gồm ba giai đoạn: Hội tụ ánh sáng,
Cây cầu âm thanh và Cái cây cuộc sống.

Chiếu Ca trù một lần nữa xuất hiện trong lễ hội văn hóa cộng đồng
Trên
hai bờ đê đường Ngọc Thụy - Long Biên đến studio của họa sỹ Đào Anh
Khánh dài 600m và 5.000m2 thuộc studio Anh Khánh, sẽ là “sân khấu” để
20 nghệ sỹ thuộc nghệ thuật thị giác thực hiện phần trưng bày, sắp đặt
và trình diễn đường phố. Ở đó, công chúng sẽ thấy những tác phẩm tái
hiện Hà Nội 12 ngày đêm của họa sỹ Đặng Thị Khuê, 300 bức tượng có phản
chiếu ánh sáng bên trong bay lượn trên triền đề và những tác phẩm điêu
khắc của nhà điêu khắc Đinh Gia Lê. Bên cạnh đó là phần trình diễn bằng
ánh sáng, tia lazer. Nghệ sỹ Đào Anh Khánh sẽ thực hiện tác phẩm “Dấu
ấn thời gian” với những mô hình chiếc lá có phản chiếu gương mặt người
Hà Nội. Các nghệ sĩ âm nhạc đương đại như Xuân Sơn, Trí Minh, Vũ Nhật
Tân đảm nhiệm phần âm nhạc trong suốt thời gian phần trình diễn, sắp
đặt diễn ra.
Tiếp
nối sự kiện “Hội tụ ánh áng”, vào ngày 3/11 sẽ là “Liên hoan nghệ thuật
đường phố” diễn ra tại quảng trường vườn hoa Lý Thái Tổ từ 14h30 đến
21h. Chương trình do Đại sứ quán Đan Mạch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội và Cơ quan nghệ thuật Đan Mạch tổ chức. Ca sĩ Tùng Dương, câu lạc
bộ Ca trù Thăng Long, nhóm nhảy Big Toe, nghệ sĩ Đào Anh Khánh, Liên
đoàn xiếc VN và các nghệ sĩ nổi tiếng từ Đan Mạch sẽ biểu diễn miễn phí
tại địa điểm này. Không giống như “Hội thụ ánh sáng” nghiêng về nghệ
thuật thị giác, “Liên hoan nghệ thuật đường phố” lại thiên về thưởng
thức âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn. Liên hoan do nhạc sĩ Trí Minh đạo
diễn.
Theo
kịch bản thì vườn hoa Lý Thái Tổ được bài trí ngoài sân khấu lớn còn có
4 góc sân khấu nhỏ. Một góc dành cho Hiphop do nhóm BigToe và nhóm vũ
kịch Uppercu, một góc dành cho nghệ thuật thử nghiệm của Đào Anh Khánh,
góc thứ 3 la dành cho âm nhạc truyền thống do CLB Thăng Long biểu diễn
và góc thứ 4 là thuộc về nghệ thuật xiếc và kịch do các nghệ sĩ xiếc
Việt Nam và đoàn kịch Batida biểu diễn.

Hiphop cũng góp mặt
DJ
Trí Minh, người đạo diễn chương trình này cho biết, để tránh tình trạng
loãng không gian biểu diễn, các góc sân khấu sẽ lần lượt trình diễn
những màn khác nhau để có được sự bổ trợ qua lại. Theo đó, khi ca trù
cất lên thì nghệ thuật Hiphop sẽ dành cho vẽ Graffiti, ngược lại khi
Hiphop bắt đầu sôi động, náo nhiệt thì góc Ca trù sẽ là phần trưng bày.
Sân khấu chính lớn nhất sẽ dành cho phần biểu diễn nghệ thuật vào ban
đêm làm điểm nhấn cho toàn bộ chương trình. Những nghệ sỹ tham gia phần
này gồm: ca sĩ Tùng Dương, các nghệ sĩ xiếc, các vũ công trẻ và các
nghệ sĩ Đan Mạch…
Được
biết, đây là hai dự án nghệ thuật thực hiện nhằm hướng tới Đại lễ kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long. Năm sau, những sự kiện lễ hội đường phố mang
tính cộng đồng sẽ diễn ra để “bữa tiệc” mừng ngày Đại lễ càng thêm
phong phú, hấp dẫn.
* Thêm bài học dành cho công chúng thưởng thức văn hóa
Festival
cầu Long Biên lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội vừa kết thúc để lại khá
nhiều dư vị. Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức một sự kiện
văn hóa mang tính cộng đồng nhưng là lần đầu tiên thử nghiệm trên cây
cầu Long Biên có chiều dài hơn 1.600m. Dù đã được cảnh báo nhiều về an
ninh trật tự trước khi lễ hội diễn ra nhưng đến lúc kết thúc, bên cạnh
niềm vui lại là không ít điều cần suy ngẫm về ý thức tham gia văn hóa
công cộng của công chúng.

Lễ hội cầu Long Biên bên cạnh những hình ảnh đẹp vẫn có những người thiếu ý thức
Loáng
thoáng trên dải phông lưu dòng lưu bút thể hiện tình yêu với Hà Nội có
không ít dòng viết thể hiện sự thiếu ý thức của người tham gia như
quảng cáo rao vặt, quảng cáo tình yêu... Những dòng chữ đó tuy không
nhiều nhưng lại tạo thành những hạt “sạn” của một lễ hội văn hóa. Rồi
chuyện người đi lễ hội bất chấp nguy hiểm, trèo rào vào đường ray chỉ
để thỏa mãn trí tò mò. Hay cảnh ném rác từ trên cầu xuống sông Hồng...
Tất cả những việc làm đó có thể là hành động muốn khẳng định cái tôi,
muốn “chơi trội” của một số ít cá nhân, hay đơn giản là thói quen được
hình thành từ sự thiếu ý thức… đã vô tình phá
hỏng sự cố gắng, nỗ lực của cả một cộng đồng, trong đó có cả của nhà tổ
chức và của những người muốn có một lễ hội văn minh.
Trước
đó, Lễ hội phố hoa được tổ chức tại khu vực Hồ Gươm nhân dịp Tết 2009
đã mang lại không ít dư vị buồn, mà nguyên nhân gây ra lại chính là ý
thức của người tham gia lễ hội.
Rồi lễ hội hoa Anh Đào tổ chức trước đấy cũng rơi vào tình trạng tương
tự khi hàng trăm người cùng lao vào vặt trụi hoa chỉ để thỏa mãn sự tò
mò (chứ không chắc đã mang nổi về nhà để cắm).
Lễ
hội văn hóa cộng đồng có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào
thái độ của công chúng tham gia. Đây là điều mà tất cả những nhà tổ
chức sự kiện đều nhận thấy nhưng lại không biết cách ứng phó với những
tình huống xấu. Bởi lẽ, có huy động một đội ngũ bảo vệ đông đảo nhưng
cũng chẳng đủ tai, mắt để ý hết hàng nghìn người tham gia lễ hội. Vậy
nên, như lời của bà Nguyễn Nga, người vừa thực hiện Lễ hội cầu Long
Biên: làm lễ hội văn hóa công động “vừa làm vừa thót tim”. Công chúng
Việt
Nam
chưa có thói quen cùng tham gia với nhà tổ chức như công chúng ở những
nước phát triển, bởi họ còn bỡ ngỡ với loại hình này. Để công chúng có
thói quen, chẳng có cách nào khác để công chúng tham gia nhiều lễ hội
kiểu này.
Hai
sự kiện “Hội tụ ánh sáng” và “Liên hoan nghệ thuật đường phố” sắp diễn
dù được chuẩn bị công phu cũng chưa thể biết được là có “thành công tốt
đẹp” hay không, bởi vẫn còn phải chờ vào thái độ, phản ứng của công
chúng. Mỗi người tham gia nên ý thức được rằng, họ không chỉ là người
thưởng thức mà còn đang đóng một “vai” rất lớn cho sự thành bại của
những sự kiện văn hóa.
(Theo Hanoimoi.com.vn)