Tiếp diễn tình trạng sạt lở đất ven sông Hồng: Không lẽ bó tay?
"Sống trong sợ hãi"
?xml:namespace>
 |
Đò vẫn chở người dân qua sông bên cạnh những điểm sạt lở. |
"Sau một đêm thức dậy, vườn đu đủ, vườn chuối, bãi ngô… bỗng chốc biến mất. Nỗi sợ hãi của chúng tôi càng tăng khi tình hình sạt lở có nguy cơ đe dọa vào chân đê và các khu vực dân cư đang sinh sống" - chị Nguyễn Thị Dung - chủ quán nước ở bến đò Thọ An (xã Thọ An) cho biết. Tại xã Hồng Hà, dù bờ sông đã được kè đá, nhưng người dân vẫn thường xuyên mất ngủ khi mỗi đêm nằm trong nhà nghe tiếng nước vỗ vào kè. Ngoài ra, sạt lở cũng khiến nhiều hộ mất đất nông nghiệp. Bà Trịnh Thị Mai (xã Thọ An) cho biết: "Tình trạng sạt lở xảy ra từ lâu và kéo dài nhiều tháng nay, bãi chuối nhà tôi chỉ trong vài tháng trở lại đây đã sạt mất 3 mẫu đất. Khu vực bãi lợi hà này còn rộng, nên vết sạt lở còn cách đê tương đối an toàn, chứ ngược lên khu vực trên, đoạn Bá Giang nhiều chỗ đã sạt lở gần đến bờ đê sông Hồng". Cũng theo phản ánh của những người dân địa phương, từ tháng 6 đến nay, mới qua một lần nước lên mà sông đã ăn sâu vào bãi hơn 100m. Trong khi đó, từ bãi vào chân đê chỉ còn 200m nữa, cứ tốc độ sạt lở này, chỉ cần hai lần nước lên nữa thì nguy cơ vỡ đê là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo thống kê từ năm 2000 đến nay, mỗi mùa nước lũ về đã làm hơn 200ha đất nông nghiệp thuộc 4 xã Thọ An, Thọ Xuân, Trung Châu và Hồng Hà bị xóa sổ. Tại xã Trung Châu, theo địa chính xã thì từ năm 2006 đến nay, sông Hồng đã "ăn" mất hơn 50ha đất nông nghiệp. Đặc biệt ở thôn 6, thôn 7 và thôn 8, mỗi nhân khẩu chỉ còn khoảng 100m2 đất canh tác. Trao đổi với chúng tôi, ông Kiều Văn Nghiệp, cán bộ địa chính xã Trung Châu băn khoăn: "Mất đất, người dân phải chạy vạy khắp các xã xung quanh, lặn lội vào nội thành Hà Nội để tìm việc làm… Những người còn đủ dũng cảm để canh tác trên phần đất có nguy cơ sạt lở cao thì rất lo ngại về mức độ an toàn".
?xml:namespace>
Xung quanh vấn đề này, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Đan Phượng Nguyễn Xuân Phong cho biết, thực trạng sạt lở bãi sông Hồng thuộc huyện Đan Phượng đã kéo dài từ 2 đến 3 tháng nay, khu vực sạt lở bắt đầu từ đê Vân Cốc kéo dài đến khu vực kè Hồng Hà với chiều dài khoảng 5km. Đặc biệt, khu vực sạt lở trên địa bàn xã Thọ An đang có diễn biến rất phức tạp, chiều dài cung sạt lở tiếp tục phát triển rộng. Đáng lo ngại là khu vực sạt lở bãi sông tiếp giáp kè Hồng Hà đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần đá hộ chân, chỉ còn cách khu dân cư khoảng 100m, đe dọa trực tiếp 63 hộ dân cư làng Vạn (xã Hồng Hà). Hiện toàn bộ 1.000m chiều dài và 300m chiều rộng đất nông nghiệp của xã, tính từ đê hữu Hồng đến bờ sông đã bị sông Hồng "nuốt chửng"; có đoạn sông Hồng chỉ cách nhà dân vài mét.
?xml:namespace>
Đi tìm "thủ phạm"
?xml:namespace>
Tìm hiểu thực tế trên những cung bị sạt lở tại bờ bãi sông Hồng đoạn qua huyện Đan Phượng, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi ngay sát vết sạt lở, những tàu hút cát trọng tải lớn vẫn đang hoạt động, việc trung chuyển cát diễn ra tấp nập. Nhiều đoạn bãi sông, người dân đã xây dựng nhà cửa (có cả nhà kiên cố), công trình phụ ra sát mép bờ sông. Trao đổi với PV Hànộimới, Trưởng phòng Quản lý đê điều (Chi cục Quản lý đê điều và PCLB Hà Nội) Nguyễn Xuân Hải thừa nhận việc khai thác cát trái phép là một trong những nguyên nhân tác động đến quá trình sạt lở hiện nay. Ông Hải cũng khẳng định, việc xây dựng nhà trên khu vực bờ bãi sông Hồng là trái phép, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ sạt lở cao, vấn đề này thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đơn vị quản lý đê điều đã nhiều lần lập biên bản gửi chính quyền sở tại đề nghị xử lý nhưng không có biến chuyển.
?xml:namespace>
Theo đánh giá ban đầu của Chi cục Quản lý đê điều và PCLB Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự thay đổi của dòng chảy. Những người dân giàu kinh nghiệm về biến đổi dòng chảy của sông Hồng ngay tại địa phương cho rằng, đoạn sông Hồng phía trên cách địa phận 4 xã Hồng Hà, Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân khoảng 2km thuộc xã Tiến Thịnh (huyện Mê Linh) đã được xây dựng kè kiên cố nên làm thay đổi dòng chảy tác động trực tiếp vào khu vực 4 xã. Hơn nữa, khi thủy điện sông Đà xả lũ cũng làm tăng sức tàn phá của dòng chảy đối với khu vực chân đê yếu.
?xml:namespace>
Trước mắt, để khắc phục tình trạng sạt lở, bảo đảm an toàn cho người dân, Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị xử lý khẩn cấp; kiến nghị UBND các xã liên quan tình trạng bơm hút cát, trung chuyển vật liệu trái phép phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời và triệt để.
(Theo Hanoimoi.com.vn)