Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 13/11/2009 10:43
Không nên quy định quá rộng đối tượng được nhận làm con nuôi
Độ tuổi của đối tượng được nhận làm con nuôi và điều kiện để trẻ được nhận làm con nuôi là vấn đề được các đại biểu quan tâm nhiều trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật nuôi con nuôi ngày 12/11.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh  - TP Hải Phòng cho rằng, luật nên quy định đối tượng được nhận làm con nuôi là người từ 16 tuổi trở xuống vì nó phù hợp với quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, quy định trẻ em dưới 16 tuổi. Hơn nữa quy định như vậy phù hợp với Công ước Lahay xác định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi mà nước ta chuẩn bị phê duyệt.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Sáng  - Tiền Giang cũng nhất trí, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi là từ đủ 16 tuổi trở xuống để thống nhất với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời, bà cũng đề nghị không nên quy định "Người được nhận làm con nuôi trong nước là trẻ em từ đủ 15 tuổi trở xuống mà không cần điều kiện gì", mà cũng phải thu hẹp như đối tượng quy định được nhận làm con nuôi ở nước ngoài tại Điều 30, tức là trẻ em từ đủ 15 tuổi trở xuống phải kèm theo điều kiện mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi có hoàn cảnh đặc biệt mà bố mẹ đẻ không có khả năng nuôi.

 

“Theo tôi việc thu hẹp các đối tượng được nhận làm con nuôi cũng góp phần tránh tình trạng cho và nhận con nuôi vì trục lợi cá nhân hoặc lợi dụng vấn đề này để vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình”, đại biểu Sáng nói.


              

 

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Hà  - TP Hà Nội lại nhất trí với quy định về điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi trong dự thảo luật là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống.

 

“Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên đã có năng lực hành vi dân sự để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ, quy định trẻ em từ đủ 15 trở xuống được nhận làm con nuôi cũng không mâu thuẫn với Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2005... Do vậy, trẻ em từ đủ 15 tuổi trở xuống được nhận làm con nuôi sẽ đảm bảo tính thống nhất giữa các luật và phù hợp hơn với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khi chúng ta tìm một gia đình thay thế cho các em”, ông nói.

 

Liên quan đến điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy  - TP Đà Nẵng không tán thành với quy định của dự thảo là người được nhận làm con nuôi từ đủ 15 trở xuống, mà đề nghị nên quy định người được nhận làm con nuôi dưới 16 tuổi.

 

“Chúng ta không nên đồng nhất khái niệm trẻ em nói chung trong Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em với trẻ em được nhận làm con nuôi. Tôi đề nghị người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 15 tuổi, không quy định tuổi tròn như dự thảo... Chúng ta thấy người dưới 15 tuổi họ chưa có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân mình, người dưới 15 tuổi nếu họ gây thiệt hại thì chưa phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Việc thay đổi quốc tịch là do cha mẹ nuôi quyết định. Chính vì vậy tôi đề nghị dự thảo chỉ nên điều chỉnh trẻ em dưới 15 tuổi được nhận làm con nuôi là hợp lý, như vậy cũng sẽ tập trung hơn, bảo đảm quyền lợi của trẻ em tốt hơn và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế”, bà Thúy nói.

 

Đại biểu Nguyễn Đình Liêu  - Ninh Thuận cũng tán thành, chỉ quy định con nuôi là trẻ em. Ông cũng cho rằng, thương binh, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự trên 15 tuổi, từ 15 tuổi trở lên là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, không nên quy định nhận làm con nuôi mà cần được được tạo cơ hội, điều kiện để tiếp tục sống tại gia đình gốc của mình. Trường hợp không thể bảo đảm chăm sóc nuôi dưỡng tại gia đình thì giải quyết theo các hình thức chăm sóc, trợ giúp, nuôi dưỡng thay thế khác mà Nhà nước và xã hội đã và đang thực hiện.  Đồng thời, không nên đặt ra các đối tượng này làm con nuôi của người già yếu, cô đơn bởi không phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi.

 

Chung quan điểm với nhiều đại biểu, đại biểu Danh Út  - Kiên Giang nhất trí, trẻ em được nhận làm con nuôi là dưới 16 tuổi và đối tượng được nhận con nuôi là người trên 15 tuổi.

 

“Thực tế, việc nhận con nuôi trên 15 tuổi là có, nếu luật không quy định thì sẽ bỏ trống những đối tượng này”, ông nói.

 

Cũng trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2010 với tuyệt đại đa số đại biểu tán thành.

 

Theo báo Hà Nội Mới.

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)