Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 14/11/2009 09:00
Hoạt động văn hóa Trà Việt tại Phố cổ Hà Nội
Nhân kỷ niệm 4 năm Ngày Di sản văn hóa VN (23/11/2005 - 23/11/2009) và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức Hoạt động văn hóa Trà Việt từ 14h ngày 20/11 - 23/11/2009 tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây - Hà Nội. Đây là hoạt động văn hóa làm sống lại cái hồn của Phố cổ Hà Nội thông qua một sinh hoạt văn hóa mang đậm nét Hà thành của ông cha ta xưa và sự giao hòa với phong cách hiện đại ngày nay. Đồng thời cũng để du khách có thể cảm nhận được sự tinh tế trong nghệ thuật ẩm thủy của người Hà Nội, một thú vui tinh thần tao nhã của sĩ phu Bắc Hà.

 

Sự xuất hiện sớm của cây chè đã đưa người Việt Nam lên hàng những dân tộc biết uống trà sớm nhất thế giới. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "Trà dư tửu hậu", "Rượu ngâm nga, trà liền tay", Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà"...Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao. Nếu người dân vùng khác thích uống trà mộc (tức trà không ướp hương) thì nhiều gia đình xưa lại thích uống trà sen, trà nhài, trà ngâu...ở nông thôn, người bình dân hay uống trà xanh. Đó là những lá chè tươi rửa sạch, hâm trong nước sôi sủi tăm cá, nước trà thơm dịu, xanh ngắt. Uống trà bằng bát sành, hút thuốc lào và nếu sang hơn, có chiếc chè lam hoặc kẹo cu-đơ. Ở Nghệ An còn có tục uống trà "gay", hái cả cành lẫn lá hâm trong nước sôi. Trà được ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống. Song trà dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ đạo trà VN.  

 

Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ biến biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ nhẹ để cảm nhận hết cái thơm ngọt của trà, cái hơi ấm thoát ra từ hai bàn tay nâng chén hoặc ủ nóng khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để cảm thấy trong trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây. Dâng trà và mời trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm tri kỷ, lòng mong muốn hòa hợp và sự giảm bớt, xóa đi những đố kỵ, hận thù. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tâm đắc của người đối thoại, tình yêu, học vấn. Ở Việt Nam đã tồn tại một nền văn hóa trà đậm đà bản sắc và tỏa hương.

 

Hoạt động văn hóa Trà Việt trong ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây tới đây chắc chắn sẽ góp phần làm phong phú thêm cho các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong khu Phố cô Hà Nội và tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước...

 



(Theo Hanoimoi.com.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)