Hà Nội quyết liệt “dọn” rác
|
Thanh niên Thủ đô thu dọn rác, giữ gìn vệ sinh đường phố tại khu vực hồ Gươm.
|
Bên cạnh đó là tình trạng bán hàng rong, bán hàng ăn
trên các tuyến phố sau đó vứt rác bừa bãi ra hè, ra đường vẫn còn diễn
ra thường xuyên, nhất là vào các thời gian ban ngày, gây mất vệ sinh
môi trường và cảnh quan đô thị.
Hơn
nữa, thành phố đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nhiều công
trình xây dựng đang thi công, khối lượng đất thải và phế thải xây dựng
nhiều. Các chủ công trình chưa quan tâm đến công tác vệ sinh môi
trường, gây bẩn ra đường phố, đất thải công trình thường xuyên bị đổ
trộm bừa bãi ra đường, nơi công cộng. Đặt tại các địa bàn huyện ngoại
thành việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác chưa thực hiện triệt để,
rác đất còn đổ xuống mương ao, chưa có địa điểm là nơi chôn lấp gây ô
nhiễm môi trường.
Tăng cường thu thu gom, vận chuyển rác
Trong cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy chiều 20/11, đại diện Sở Xây dựng cho biết trong
thời gian tới sẽ xiết chặt công tác thu gom, vận chuyển rác thải thực
hiện nghiêm theo đúng quy trình công nghệ, đổ rác đúng giờ, đúng nơi
quy định.
Bên
cạnh đó là tăng cường công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, nâng
số tuyến đường phố được duy trì vệ sinh ban ngày lên 100%, theo tiêu
chí "Đường phố luôn sạch - không có rác thải" trên các tuyến phố được
giao duy trì vệ sinh ban ngày. Đặc biệt, chú trọng trong các quận nội
thành Hà Nội, tăng cường duy trì vệ sinh khu vực xung quanh trung tâm
hành chính, thương mại và công cộng như: xung quanh hồ Hoàn Kiếm, khu
phố cổ, các nơi tham quan, khu vui chơi công cộng, các trục đường chính
và xuyên tâm, các tuyến phố có tên trên địa bàn 9 quận.
Hơn
nữa, thành phố cũng tăng cường thêm nhiều xe cơ giới thu rác loại nhỏ
tải trọng 1,25 tấn chạy liên tục để thu nhặt ngay các túi rác bị vứt
bừa bãi ra đường. Các đơn vị vệ sinh môi trường bố trí mỗi quận có 2 xe
ô tô tải nhỏ thu nhặt rác ban ngày, không sử dụng xe gom rác ngoài
đường phố chính làm mất mỹ quan đô thị và gây cản trở giao thông.
Các
cơ quan chức năng cũng sắp xếp, điều chỉnh các điểm thu gom rác cho phù
hợp: từng bước giảm lượng xe gom họat động trên đường phố và tăng cường
thêm lượt xe chạy thu rác nhằm đảm bảo thu hết rác trong ca, trong ngày
và hạn chế lượng xe gom rác. Tổ chức thu dọn rác ban ngày trên các
tuyến phố bằng thùng thu chứa 240 lít, không dùng xe gom rác trên các
địa bàn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây
Hồ, Thanh Xuân, sau đó mở rộng ra các quận khác.
Thành
phố sẽ tổ chức lắp đặt thêm nhiều thùng thu chứa rác trên đường phố và
trong các khu dân cư tạo điều kiện cho nhân dân bỏ rác đúng nơi quy
định. Đặc biệt, từ nay đến hết quý IV năm 2009 lắp đặt xong 5000 thùng
rác trên địa bàn các quận, đặt thêm thùng chứa rác dọc các sông kênh
mương thoát nước và hướng dẫn nhân dân đổ rác đúng nơi quy định; Đặt
thêm 1000 thùng chứa rác vụn bằng kinh phí xà hội hóa, đặt một số thùng
chứa rác 3R.
Đáng
chú ý là tất cả các xe, thiết bị phục vụ vệ sinh môi trường, xe chở
rác, xe gom, thùng rác đều phải đạt tiêu chuẩn "sạch đẹp" khi hoạt động
trên đường phố: xe rửa sạch trước khi đi làm, rửa sạch trước khi ra
khỏi bãi Nam Sơn, các xe được sơn mới 100%.
Tăng thu dọn chân rác thải, đất thải và giảm bụi
Giải
pháp mà Sở Xây dựng đưa ra là phải tổ chức thu dọn ngay, thu dọn kịp
thời các điểm chân rác thải, đất thải, phế thải xây dựng đảm bảo sạch
trước 6h sáng hàng ngày. Bố trí mỗi quận có 2 - 3 điểm thu chứa đất
thải, các điểm đổ phế thải được công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng và đặt thêm nhiều thùng container chứa đất để tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân đổ phế thải xây dựng, hạn chế đổ bừa bãi.
Tổ
chức tổng vệ sinh thành phố để thu dọn hết rác, đất thải, không để tồn
đọng trong các khu dân cư, tạo phong trào, thói quen tham gia giữ gìn
vệ sinh trên địa bàn thành phố. Tổ chức tốt công tác thu dọn rác thải
và phế thải xây dựng ngay từ nguồn phát sinh, hạn chế tình trạng đổ đất
thải bừa bãi.
Tăng
cường vệ sinh môi trường xung quanh các công trình xây dựng. Tất cả các
công trình xây dựng phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh, không
được kéo dây đất, bụi bẩn ra đường phố. Các công trình cải tạo, đào hè
đường phải thu dọn sạch đất phế thải hàng ngày phải dọn sạch trước 6h
sáng.
Thành
phố cũng sẽ đưa thêm nhiều tuyến đường được duy trì quét hút hàng ngày,
rửa đường ban đêm nhằm giảm bụi và tăng cường chất lượng vệ sinh môi
trường. Định kỳ hàng tuần tổ chức rửa hè phố trên các tuyến phố trung
tâm. Đối với các tuyến đường trục có nhiều xe tải hoạt động được tăng
cường thêm lượt rửa đường, quét hút nhằm giảm bụi.
Riêng
về việc tổ chức vệ sinh nơi công cộng, đến nay thành phố đã lắp đặt
được 18 nhà vệ sinh bằng thép và đã lắp 5000 thùng rác các loại. Trong
đó Công ty TNHHNN một thành viên môi trường đô thị đã lắp được 3.200
thùng, BQL dự án hạ tầng đô thị lắp được 600 chiếc và BQL chỉnh trang
1000 năm Thăng Long lắp được 2000 chiếc, Công ty mặt trời vàng lắp được
250 chiếc.
Thành
phố thống nhất với các quận vị trí triển khai dự án lắp đặt và duy trì
thêm nhiều nhà VSCC bằng thép sạch đẹp văn minh tại các nơi công cộng,
vườn hoa, công viên... tạo thuận tiện cho nhu cầu vệ sinh của nhân dân;
Nghiên cứu đề xuất cơ chế miễn thu tiền phục vụ tại nhà VSCC và các nhà
vệ sinh bằng thép đưa vào sử dụng.
Giao trách nhiệm cụ thể và xử phạt nặng những hành vi gây mất vệ sinh môi trường
Theo
kế hoạch Sở Xây dựng sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước, tăng
cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các quận, huyện và các đơn vị vệ
sinh môi trường, các công trường xây dựng, các cty TNHHNN 1 thành viên
Môi trường đô thị và các đơn vị xã hội hóa là lực lượng nòng cốt chịu
trách nhiệm chung triển khai thực hiện tốt kế hoạch tăng cường vệ sinh
môi trường từ nay đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trực tiếp
triển khai kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn 4 quận Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Các
đơn vị như Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long, Công ty cổ
phần môi trường Tây Đô, HTX Thành Công, Công ty cổ phần Xanh, Công ty
cổ phần môi trường sinh thái và các xí nghiệp môi trường đô thị huyện
phải tổ chức tốt kế hoạch tăng cường vệ sinh môi trường trên địa bàn
đơn vị quản lý.
Thanh
tra giao thông vận tải sẽ ráo riết kiểm tra việc đổ bậy phế thải, xử
phạt các phương tiện đổ bậy đất, phế thải và chuyên chở vật liệu rời,
phế thải xây dựng gây bụi bẩn thành phố.
UBND các quận huyện phường xã phải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn được giao.
Thành phố sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt những cá nhân, đơn vị vi phạm gây mất vệ
sinh, làm ô nhiễm môi trường, xử phạt theo các quy định như Nghị định
23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng tại Điều 46.
Đó
là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia
đình đổ rác không đúng nơi quy định. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm rơi vãi trong quá trình
thu gom, vận chuyển. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển và đổ rác không đúng quy định.
Ngoài
các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, và khoản 3 điều
này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các
biện pháp buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm
hành chính gây ra hoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay
đổi do vi phạm hành chính gây ra, buộc thực hiện đúng các quy định về
an toàn, bảo vệ môi trường.
Hy
vọng, với những giải pháp trên cùng với việc người dân Hà Nội ngày càng
nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, Thủ đô sẽ sớm sạch – đẹp
hơn, để bước vào Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Thành phố đầu tư xây dựng nhiều khu xử lý rác cấp huyện:
Vấn
đề nóng của thành phố trong giai đoạn vừa qua là việc phải tổ chức tốt
các khu chôn lấp, xử lý rác, văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thành phố hiện đang đầu tư xây dựng nhiều khu xử lý rác cấp huyện. Ví như Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
ở giai đoạn I có diện tích sử dụng 83,4 ha, công nghệ xử lý là chôn lấp
hợp vệ sinh bao gồm 9 ô chôn lấp, đã thực hiện chôn lấp 7,5 ô, hiện nay
ô chôn lấp thấp nhất đạt cao độ cos 27 và ô chôn lấp cao nhất đạt cao
độ cos 34; từ tháng 10/2009 phải nâng cos các ô chôn lấp để tiếp nhận
rác của thành phố, đảm bảo duy trì bãi đến hết năm 2011.
Khu
liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn giai đoạn 2 (Khu liên hiệp xử lý chất
thải Sóc Sơn) có diện tích khoảng 120 ha, áp dụng công nghệ xử lý rác
thải tiên tiến, hiện đại. Hiện nay, BQL hạ tầng đô thị - Sở Xây dựng đã
ký hợp đồng tư vấn khảo sát thiết kế với Cty CP nước và môi trường VN
để lập dự án xây dựng khu xử lý chất thải Sóc Sơn, dự kiến hoàn thành
hồ sơ dự án trong quý IV/2009, tổ chức đấu thầu xây dựng hạ tầng kỹ
thuật khu xử lý trong quý I/2010.
Ở nhà máy xử lý rác thành phân compost Cầu Diễn:
công suất 150 tấn/ngày, thực tế mới chỉ đạt được công suất 40- 50
tấn/ngày, chủ yếu Cty TNHHNN 1 thành viên môi trường đô thị lấy rác hữu
cơ tại các chợ và 4 phường đang thực hiện thí điểm phân loại rác thải
tại nguồn nên lượng rác đã phân loại chưa nhiều, chưa đáp ứng được công
suất chế biến của nhà máy.
Khu xử lý rác thải Kiêu Kỵ,
giai đoạn 1 có diện tích sử lý 6,3 ha, áp dụng công nghệ chôn lấp hợp
vệ sinh, hiện nay bãi rác Kiêu Kỵ chỉ xử lý rác thải của địa bàn huyện
Gia Lâm, khối lượng khoảng 60 - 80 tấn/ngày; Giai đoạn 2: diện tích 7,7
ha, công nghệ làm phân hữu cơ, công suất 150 tấn/ngày, thực tế mới thực
hiện được 40 - 50 tấn/ngày.
Tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn - Sơn Tây,
ở giai đoạn 1: diện tích 13 ha, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh gồm 10 ô
chôn lấp. Hiện nay các ô chôn lấp của khu xử lý đã đầy và đã hoàn thành
nâng cos các ô chôn lấp theo chỉ đạo của UBND TP để tiếp nhận rác thải
trên địa bàn thị xã Sơn Tây và các vùng lân cận, dự kiến tiếp nhận rác
đến hết năm 2010; Giai đoạn 2: diện tích 13 ha, đã giải phóng mặt bằng,
đang tìm nhà đầu tư công nghệ xử lý rác thải tiên tiến.
Khu xử lý rác thải Núi Thoong,
tại giai đoạn 1 có diện tích sử dụng 2ha, công nghệ chôn lấp hợp vệ
sinh, ô số 1 đã đầy, khi thực hiện chôn lấp tại ô số 2 gặp sự cố rò rỉ
nước rác ra mạch nước ngầm, đã thực hiện xây dựng ô chôn lấp số 3 để
khắc phục sự cố ô số 2. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế đã thi
công xây dựng ô chôn lấp số 3 theo đúng thiết kế được duyệt. UBND huyện
đang tích cực tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân khu vực thống nhất
cho đổ rác của huyện Chương Mỹ vào khu xử lý rác thải Núi Thoong; Giai
đoạn 2 có diện tích sử dụng là 8,4 ha đã giải phóng mặt bằng. Tuy
nhiên, điều kiện để xây dựng dự án là báo cáo đánh giá tác động môi
trường chưa được Sở Tài nguyên môi trường thông qua.
Khu xử lý rác thải Đông Anh
có diện tích 8,8 ha, đã GPMB, do sự cố nền đất yếu nên chuyển hướng áp
dụng công nghệ mới. Hiện UBND huyện Đông Anh đã lập hồ sơ điều chỉnh
khu chôn lấp thành đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ đốt
plasma.
Khu xử lý rác thải Đồng Ké, huyện Chương Mỹ
có diện tích 24ha, có 5 ha nàm diện tích tranh chấp, diện tích chính
thức còn lại chỉ là 19ha. Sở Xây dựng đã xây dựng xong tiêu chí lựa
chọn nhà đầu tư trình UBND TP phê duyệt với công nghệ đốt không phát
điện, công suất 500 tấn/ngày.
Khu xử lý rác thải Đan Phượng:
diện tích sử dụng 5ha, UBND huyện và Sở Xây dựng đã trình UBND TP giao
cho UBND huyện Đan Phượng làm chủ đầu tư, sử dụng công nghệ xử lý rác
thành viên đốt sạch.
|
(Theo Hanoimoi.com.vn)