Chuyện quản lý: Hệ lụy “loạn” giá vàng
Trong
nước, do nguồn cung có hạn, một số nhà đầu tư cho rằng, tiền đang mất
giá, nên họ đã đi rút tiền tiết kiệm để mua vàng nhằm bảo đảm giá trị
tài sản. Điều này khiến cho giá vàng đã tăng đột biến và không theo quy
luật nào cả. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh này, việc đầu tư vàng
là nguy hiểm. Bởi, khi nhà đầu tư hy vọng lợi nhuận cao, thì tất yếu
rủi ro sẽ lớn. Chưa bao giờ lại có cảnh, sáng giá 29,3 triệu
đồng/lượng, chiều rơi hẳn xuống 26 triệu đồng/lượng (ngày 11-11). Qua
đó cho thấy, các nhà kinh doanh vàng đang đạt siêu lợi nhuận. Còn rủi
ro rơi vào nhà đầu tư và đầu cơ. Vì thế, nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh
tâm lý đám đông, nắm bắt thông tin cho chuẩn xác, đừng quyết định mà
thiếu cơ sở thực tế.
Ngân
hàng đã cho phép nhập vàng trở lại, một động thái ứng phó tình hình
hiện nay. Có hai quan điểm về vấn đề này. Một là, người ta sợ nhập vàng
sẽ dẫn tới nhập siêu, từ đó dẫn tới thâm hụt thương mại lớn, ảnh hưởng
cân đối vĩ mô. Hai là, để xử lý vấn đề này, chính sách đưa ra phải linh
hoạt, mềm dẻo, phù hợp cơ chế thị trường. Không thể dùng biện pháp hành
chính, mà phải dùng các biện pháp kinh tế, để giải tỏa tâm lý thị
trường. Việc này, không chỉ Ngân hàng Nhà nước làm, mà các ngành liên
quan khác cùng tham gia...
(Theo Hanoimoi.com.vn)