Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 08/12/2009 08:51
Đặt 'Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi' để... kỳ vọng
Những chỉ số được nêu trong dự thảo Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với trẻ 5 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Thư, đại diện nhóm tác giả xây dựng Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi lưu ý như vậy trong "hội thảo góp ý Dự thảo Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và dự thảo Hướng dẫn sử dụng chuẩn" diễn ra ngày 7-8/12 tại TP.HCM. Bà Thư cũng nhấn mạnh Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi không dùng để xếp loại.

Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trước khi vào lớp 1. (Ảnh ngày khai giảng của trẻ lớp 1 ở Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1).
Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trước khi vào lớp 1. (Ảnh ngày khai giảng của trẻ lớp 1 ở Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1).

Bà Lê Thị Liên Hoan, Phó trưởng phòng Giáo dục mầm non cũng cho rằng, sử dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là nhằm đánh giá để biết trẻ đang ở đâu, từ đó có sự tác động, chứ không đánh giá để gắn mác cho trẻ.

Hiện nay, trên thế giới, việc sử dụng chuẩn phát triển trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ là công cụ chẩn đoán sự phát triển trẻ để can thiệp kịp thời. Đồng thời, nhằm giám sát chất lượng  giáo dục trẻ của một quốc gia, nâng cao nhận thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục của cha mẹ trẻ, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự phát triển của trẻ.
 
Ngoài ra, làm căn cứ cho việc xây dựng các chính sách của quốc gia đối với chăm sóc và giáo dục trẻ thơ...

Đặt chuẩn để kì vọng

Theo bà Thư, những chỉ số được nêu trong dự thảo có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với trẻ 5 tuổi. Bởi lẽ, không nhất thiết 100% trẻ đạt được các chỉ số này. Nhưng đặt ra để kì vọng trẻ có thể vươn tới. Có thể, đối với một số chỉ số khó thì chỉ có 20% trẻ làm được và cũng có một vài chỉ số dễ, nhưng vẫn có tới 20% trẻ không làm được.

Chuẩn phát triển trẻ cũng giúp cho giáo viên, cha mẹ hiểu được khả năng của trẻ để không đánh giá thấp khả năng của trẻ, cũng như không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không thể làm được. Từ đó, có thể hỗ trợ để trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Theo bà Thư, Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cần được đánh giá lại và cập nhật ít nhất 5 năm một lần để đảm bảo luôn phù hợp với sự phát triển của trẻ và sự mong đợi của xã hội.

Bộ chuẩn phát triển trẻ được coi như "ngân hàng" các chuẩn và bà Thư cũng khẳng định: bộ chuẩn này không phải danh mục liệt kê thật đầy đủ về sự phát triển của trẻ mà chỉ đưa ra những nét cơ bản.

Những vấn đề khác như: tính cấp thiết phải ban hành Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; mục đích sử dụng bộ chuẩn này đã phù hợp hay chưa; tính khoa học của Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi... sẽ được đưa ra để xin ý kiến từ lãnh đạo các Sở Giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên các trường mầm non từ ngày 7/12.  

Chuẩn phát triển trẻ được hiểu là những tuyên bố thể hiện sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục. Dự thảo Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi được hoàn thành tháng 9/2009 với nội dung ở 4 lĩnh vực, 10 tiểu lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số.


(Theo Vietnamnet.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)