Trong năm 2009, HN đặc
biệt rất quan tâm đến công tác quản lý trật tự xây dựng, chính vì thế
Thành ủy, UBND thành phố đã có những kế hoạch trong vấn đề tuyên
truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân trên truyền hình, sách
báo.
Ngoài ra, thành phố cũng có tới 3 chỉ thị liên quan đến
vấn đề này: Chỉ thị 02 (2-2009), chỉ thị 24 (8-2009) và gần đây nhất là
chỉ thị 30 (các chỉ thị về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn thành phố Hà Nội).
 |
Nhiều ngôi nhà “siêu mỏng, siêu méo” vẫn ngang nhiên mọc lên bất chấp “lệnh cấm” của Hà Nội |
Trong
đó, nêu rõ trách nhiệm của địa phương, đặc biệt là chính quyền các cấp,
phường sở tại trong việc quản lý trật tự xây dựng. Chỉ có nâng cao
trách nhiệm quản lý của chính quyền sở tại và ý thức người dân thì công
tác quản lý trật tự xây dựng mới đi vào cuộc sống, và tình trạng nhà
siêu mỏng, siêu méo mới dần được hạn chế.
Tuy nhiên, có một thực
tế cũng khách quan là do quá trình giải phóng mặt bằng của các dự án mở
đường mình không thu hồi những thửa đất nhỏ, lẻ còn lại không đủ điều
kiện xây dựng. Chính vì thế, với diện tích đó, người dân đã chỉnh trang
lại và dưới con mắt của mọi người thì nó lại trở thành nhà siêu mỏng,
siêu méo. Đây là vấn đề bất cập phải kiến nghị với UBND thành phố chỉ
đạo với đơn vị giải phóng mặt bằng là phải điều tra kỹ, để trong quá
trình thu hồi đất thì thu hồi hết những thửa đất đó.
Có như thế
thì mới giải quyết được triệt để. Bởi vì, thực ra người dân cũng không
muốn làm việc đó, nhưng vì trong quá trình thu hồi đất không thu hồi
hết, còn diện tích đó đương nhiên người ta phải làm để ở, không thể cấm
được.
- Sau khi VietNamNet
đã có bài phản ánh về việc tái xuất hiện nhà mỏng, nhà méo tại một số
tuyến phố mới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo Sở Xây dựng
vào cuộc để tuyệt đối không để xảy ra tình trạng này nữa. Sở đã thực
hiện ý kiến chỉ đạo này thế nào?
Hiện chúng tôi đã giao
cho Thanh tra Xây dựng của Sở đi quay phim, chụp ảnh ở tất cả các khu
vực tái xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo, đặc biệt là tại nút giao
thông Thanh Xuân và một số điểm nóng về nhà siêu mỏng, siêu méo như báo
VietNamNet nêu ra trong thời gian qua.
Hiện lực lượng thanh tra
xây dựng đang đi rà soát lại, đồng thời cũng đôn đốc nhắc nhở các quận
huyện, xã phường trong vấn đề tăng cường kiểm soát, đặc biệt tránh tình
trạng để cho nhà siêu mỏng, siêu méo xuất hiện trên địa bàn thành phố,
gây bức xúc trong dư luận.
Do Thanh tra Sở đang tiến hành điều
tra, cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ có báo cáo chính thức với UBND
thành phố để thành phố chỉ đạo giải quyết.
- Khi có kết quả kiểm
tra cụ thể, Sở sẽ tham mưu cho UBND thành phố về hướng xử lý nhà mỏng,
nhà méo thế nào? Cũng trong báo cáo này, Sở có nhấn mạnh đến trách
nhiệm của chính quyền cơ sở nơi để xảy ra tình trạng tái xuất hiện nhà
“siêu mỏng, siêu méo” hay không?
Song song với việc đi
kiểm tra để tổng hợp, báo cáo UBND TP thì Sở cũng đã có những văn bản
nhắc nhở các quận, huyện có xuất hiện các công trình siêu mỏng, siêu
méo theo như báo VietNamNet nêu. Ngoài ra, Sở cũng giao cho Thanh tra
xây dựng địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Về hướng xử
lý, vì hiện nay chưa biết được số lượng nhà mỏng, méo như thế nào, cụ
thể ra sao nên chưa thể có đề xuất xử lý cụ thể. Tất nhiên, tất cả vấn
đề khi đã được tổng hợp báo cáo thì Sở Xây dựng cũng sẽ có hướng đề
xuất, tham mưu cho thành phố chỉ đạo xử lý vấn đề này.
Mặt khác, tại chỉ thị 02
(2/2009) của UBND TP. Hà Nội về tăng cường công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn đã nêu rất rõ trách nhiệm của chính quyền phường. Cụ
thể, phường phải có trách nhiệm kiểm tra, và quản lý sau cấp phép xây
dựng, kiểm tra điều kiện khởi công công trình và đặc biệt là ngăn chặn
việc xây dựng nhà “siêu mỏng, siêu méo”.
Điều này chỉ rất rõ
trách nhiệm của địa phương, chỉ có chính quyền địa phương mới có thể
ngăn chặn được điều đó, chứ các ban ngành trên này thì không có đủ
người, cũng không có thời gian để ngăn chặn. Vì nhà siêu mỏng, siêu méo
người ta có thể xây dựng trong vòng hai ngày thứ 7, chủ nhật là có thể
xong. Cho nên, chỉ có chính quyền phường là sát thực nhất.
Nói
chung, chỉ cần một xe vôi xe cát khi người dân cải tạo nhà thì chính
quyền địa phương đều biết cả. Như thế nên trong chỉ thị 02 nêu rất rõ
vấn đề đó theo trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Hơn
nữa, trong chỉ thị 24 (tháng 8/2009) của UBND thành phố cũng có chế tài
rất rõ, nếu như chính quyền địa phương, hoặc cá nhân, tập thể mà dung
túng trong vấn đề xây dựng không phép, sai phép thì đều phải xử lý.
Giải pháp: Khuyến khích chứ không phải hành chính!
- Sở Xây dựng sẽ đưa ra giải pháp triệt để nào để chấm dứt tình trạng nhà mỏng, méo?
Giải pháp tốt nhất là
khi giải phóng mặt bằng thì phải thu hồi hết những diện tích đất nhỏ
lẻ, không đủ điều kiện xây dựng công trình trong quá trình thực hiện dự
án. Nếu không thu hồi triệt để thì sau này mình có thu hồi cũng sẽ rất
khó, bởi vì muốn thu hồi các diện tích này theo luật phải có dự án. Chỉ
cần khoảng 5 đến 10m2 nhưng nếu không phải là đất của dự án mà thu hồi thì cũng rất khó.
 |
Một căn nhà “siêu mỏng” nữa tại ngõ 443, Nguyễn Trãi, đang mọc lên bên đại công trường đường vành đai III. |
Chính
vì thế, giải pháp triệt để cho nhà mỏng, méo là khi thực hiện dự án,
ban quản lý dự án phải điều tra thu hồi hết các diện tích này. Những
thửa đất này sẽ dành để bố trí thảm cỏ, cây xanh, biển quảng cáo, chỗ
để xe.
- Ông đánh giá thế
nào về hiệu quả các giải pháp khuyến khích hợp khối, hợp thửa để xử lý
nhà siêu mỏng đã được Hà Nội áp dụng trước đây?
Việc hợp thửa, hợp khối
cũng là một giải pháp nhưng tính khả thi của giải pháp này không cao.
Giữa những người dân với nhau thì trong 10 nhà may ra có 2 đến 3 nhà
thực hiện được việc hợp khối.
Những người ở thửa đất bên trong
thì luôn luôn muốn Nhà nước đứng ra giải quyết để được mua đất bên
ngoài với giá rẻ. Thế còn người ở thửa đất bên ngoài, do đã bị thu hồi
đất rồi nên khó chấp nhận giá rẻ. Giải pháp này cũng chỉ là biện pháp
khuyến khích chứ không phải là giải pháp hành chính.
- Tại dự án mở đường
Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, Hà Nội dự kiến thí điểm phương án giải phóng
rộng thêm hai bên tuyến đường để làm dự án, tạo mỹ quan cho tuyến phố
mới. Quan điểm của sở về phương án này?
Về quan điểm của Sở Xây
dựng, từ trước đến nay thì chúng tôi cũng đều mong muốn là thực hiện
được các giải pháp này bởi vì kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, có
làm như vậy thì mới có phố đẹp. Mặt khác, cũng hạn chế được vấn nạn ùn
tắc giao thông. Chứ cứ để xây dựng tự do lên như thế thứ nhất sẽ lấn
chiếm vỉa hè lòng đường, thứ hai sẽ tạo ra sự bất công.
Bất
công ở chỗ, Nhà nước thì bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng các tuyến phố
mới, thế nhưng những người ở đất bên trong tự nhiên lại được hưởng một
hạ tầng rất đẹp, ra mặt tiền, nhưng lại không có đóng góp gì.
Chính
vì thế, phải tổ chức thành các dãy phố lớn. Còn sau này đất ở trong
muốn ra đường chính thì phải qua các hệ thống đường gom chứ không phải
nhà nào cũng mở ra ngoài đường. Nếu không như vậy, sẽ dẫn đến chuyện
nhà mỏng, nhà méo.
Phương án này đòi hỏi về
kinh phí rất tốn kém, tuy nhiên nếu chúng ta biết khơi dậy vấn đề xã
hội hóa, có cơ chế để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp thì các doanh
nghiệp sẽ sẵn sàng chia sẻ với thành phố trong việc tạo phố đẹp. Theo
tôi, hiện nay có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư rất mạnh về mặt tài
chính cũng như kinh nghiệm muốn được tham gia các dự án lớn như thế để
tạo ra các tuyến phố đẹp, khang trang, văn minh.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo Vietnamnet.vn)