Để Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội thực sự trở thành ngày hội

Tham
dự có có ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB VH,GD,TN,TN&NĐ của Quốc
Hội; Bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và nhiều đồng
chí lãnh đạo cấp cao các Bộ, Ban, ngành.
Một số chương trình, công trình đã phát huy hiệu quả
Theo
đánh giá của đòan thanh tra giám sát các chương trình, công trình kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, hiện nay công tác tuyên truyền, giáo
dục quảng bá kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã đạt được một số kết quả
nhất định trên địa bàn cả nước, qua đó tạo nên
sự chuyển biến, nhận thức, hành động của đông đảo các tầng lớp nhân dân
trong cả nước bằng tình cảm, trách nhiệm với 1000 năm Thăng Long, đóng
góp những hành động thiết thực vì Thủ đô như: tuyên truyền về các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, vệ sinh đường phố, chiếu
sáng mỹ thuật các quảng trường trên địa bàn toàn thành phố. Triển khai
thực hiện dự án “Hệ thống trình chiếu hình ảnh Hà Nội” theo phương thức
xã hội hóa, triển khai lắp đặt 25 biển LED quanh các Hồ Thiền Quang, Hồ
Trúc Bạch và Hồ Tây quảng bá hình ảnh Thăng Long – Hà Nội.

Lễ hội "Ký ức Long Biên"
Nhiều
hoạt động động viên, cổ vũ sáng tạo nghệ thuật. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc
vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật hưởng ứng cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thiết thực kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên tất các các lĩnh vực nghệ thuật
như sưu tầm tài liệu 1000 năm Thăng Long; Dự án “Con đường gốm sứ ven
sông Hồng”; Lễ hội “Ký ức cầu Long Biên”; Dự án phim Tài liệu khoa học
nghệ thuật “Thăng Long – Thành phố Rồng bay”; Gameshow truyền hình “Hà
Nội 36 phố phường”; Bộ phim truyện nhựa “Chiếu dời đô”; Bộ phim video
30 tập “Huyền sử Thiên Đô”; Chương trình Trí tuệ Thăng Long – Hà Nội…
Đòan
thanh tra giám sát các chương trình, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội cũng đánh giá tiến độ các công trình kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội gồm nhóm 34 công trình tập trung chỉ đạo hoàn thành
vào năm 2010:
19 công trình văn hóa –xã hội: Đã có 04 công
trình hoàn thành như: Thư viện Hà Nội; Tôn tạo, bảo tồn và nâng cấp
tượng đài Vua Lê Thái Tổ; Quảng trường CMT*; Trung tâm đào tạo Vận động
viên cấp cap Hà Nội. 15 công trình đang triển khai thực
hiện theo Kế hoạch: Trường công nhân kỹ thuật cao Hà Nội; Bảo tàng Hà
Nội; Tượng đài Thánh Dóng; Công viên Hòa Bình; Tủ sách “Thăng Long –
ngàn năm văn hiến”; Đầu tư xậy dựng các Rạp: Công Nhân, Đại Nam, Kim
Đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội; Xây dựng Trường THPT chuyên Hà
Nội – Amsterdam; Tu bổ, tôn tạo Thăng Long Tứ trấn; Quảng trường Đàn Xã
Tắc; Con đường gốm sứ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; Bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị Khu di tích Thành cổ Hà Nội; Dự án cải tạo thí điểm
một ô phố cổ Hà Nội; Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn; Bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa.
-
15 công trình hạ tầng kỹ thuật – đô thị: Đã có 02 công trình hoàn thành
là: Đường Kim Liên – Ô chợ Dừa (đường Xã Đàn); Cầu Đen (Hà Đông). 05
công trình cơ bản hoàn thành: Cầu Vĩnh Tuy; Nút Kim Liên; Đường Lạc
Long Quân; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây; Xây dựng tuyến
đường trục phía Bắc Hà Đông. 08 công trình tập trung triển khai thực
hiện: Cầu Thanh Trì, Đường vành đai III; Đường Láng – Hòa Lạc; Đường
Đội Cấn – Hồ Tây; Quy hoạch chung TP. Hà Nội; Cải tạo, nâng cấp tuyến
đường quốc lộ 32; Đường Nguyễn Phong Sắc léo dài: giai đoạn 2 tiếp tục
triển khai thi công xây dựng; Đường Lê Trọng Tấn kéo dài.
Nhóm
05 công trình sẽ hoàn thiện thủ tục khởi công chào mừng kỷ niệm gồm: 01
công trình đang triển khai xây dựng là Dự án xây dựng Cầu Nhật Tân; 03
công trình hoàn thành phê duyệt dự án, đang lập thiết kế, dự toán, giải
phóng mặt bằng…gồm: Dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến Nhổn – Ga Hà
Nội; đường nối Cầu Nhật Tân – Nội Bài; tuyến đường sắt đô thị Hà Nội –
Hà Đông; 01 công trình chưa hoàn thành phê duyệt dự án (Nhà hát Lớn
Thăng Long).
Để đảm bảo ngày Đại lễ sẽ thực sự ấn tượng
Tuy
nhiên, so với tiến độ các công trình được phê duyệt tại Quyết định số
835/QĐ-UBND của UBND Thành phố, một số công trình còn chậm tiến độ mà
theo báo cáo phần lớn là do các vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng
mặt bằng. Chậm triển khai các điều kiện về quỹ nhà, quỹ đất phục vụ di
dân tái định cư giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, một số công trình do
tính chất đặc thù, yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lượng, đòi hỏi phải có
tư vấn nước ngoài, chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm triển khai nên thời
gian hoàn thiện thủ tục và lựa chọn nhà thầu tư vấn kéo dài dẫn đến
chậm tiến độ.
Phát
biểu tại buổi làm việc ngày 17/12, bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Chủ tịch
UBND TP. Hà Nội đã ghi nhận và tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp của
các cơ quan Bộ, Ban, Ngành và khẳng định sẽ tích cực đôn đốc, đẩy mạnh
việc thực hiện các chương trình, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội.
Để
triển khai có hiệu quả các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – hà
Nội trong thời gian tới, UBND TP. Hà Nội đã đề xuất với UB VH, GD
TN,TN&NĐ của Quốc Hội sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo bố trí ngân sách
thực hiện các hoạt động kỷ niệm, khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách
nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, và nhân dân cả nước cùng với
nhân dân Thủ đô phát huy truyền thống Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn
hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì Hòa bình cùng chung tay, góp sức
bằng những việc làm hết sức cụ thể, thiết thực đóng góp cho sự thành
công của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – hà Nội. Tăng cường công
tác giám sát các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện có hiệu quả,
đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ được phân công theo
Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – hà Nội năm 2010 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông
Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB VH,GD,TN,TN&NĐ của Quốc Hội cũng đã ghi
nhận đề xuất của Thành phố Hà Nội, tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc
thực hiện các chương trình, công trình để đảm bảo sự thành công của Đại
lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ không vì tiến độ
mà làm giảm chất lượng các chương trình, cũng như công trình kỷ niệm
1000 năm Thăng Long.
(Theo Hanoimoi.com.vn)