 |
Thi sĩ Hoàng Cầm, nổi tiếng với
những bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Ảnh: Như
Ý |
Có lẽ chính vì điều đó, trong lễ tiễn biệt thi sĩ rời
xa cõi tạm chiều nay, từng đoàn người cả quen, cả lạ đều tìm đến, để
được nhìn thấy ông lần cuối, đều mong muốn cùng ông thêm chút nữa, một
chặng đường. Có những giọt nước mắt tiếc nhớ, có cả những nụ cười giã
biệt thi nhân, bởi nói như nhạc sĩ Phạm Duy “ông ấy không mất, ông ấy
còn tình yêu. Còn cái chết ở tuổi 90, có gì đâu, đó là cái chết của tuổi
già”. Và cuộc đời một người nghệ sĩ, cái còn lại mãi mãi chính là tác
phẩm. Nhạc sĩ Phạm Duy dù tuổi cao, sức yếu cũng đã có mặt ở Hà Nội để
vĩnh biệt người bạn từng cùng ông “chia ngọt, sẻ bùi”.
Trong hai giờ cử hành lễ viếng, có đến gần 200 đoàn
khách đến tiễn biệt nhà thơ Hoàng Cầm. Bạn hữu cùng thời với ông hầu như
đã mất, nhưng gia đình, vợ con của họ đều có mặt đông đủ. Gia đình nhà
thơ Trần Dần, Lê Đạt đứng một góc khuất bên nhau. Bà Bùi Thị Ngọc Khuê,
vợ cố nhà thơ Trần Dần chia sẻ “Hoàng Cầm cả một đời sống vì người
khác. Ông ấy xứng đáng là người anh cả của những Trần Dần, Lê Đạt… trong
những ngày u ám nhất. Với tôi, Hoàng Cầm như một người anh”. Bà Khuê
không quên những ngày tháng khó khăn, chính vì có những người bạn như
Hoàng Cầm mà chồng bà càng vững tin hơn vào con đường đã chọn.
Dịch giả Dương Tường ngồi lặng lẽ, đơn côi. Ông bảo, “về Hoàng Cầm không
cần nói thêm gì nữa, tác phẩm của ông ấy đủ để nói về ông ấy rồi, tôi
đến vì muốn đi cùng ông ấy thêm một đoạn đường”.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, qua thơ Hoàng Cầm đã tạo
ra cơn địa chấn trong trái tim con người. Ông có sự độc đáo riêng biệt
nhưng sự độc đáo ấy không khiến ông trở thành người khác, ông luôn là
mình và cũng là tất cả.
Đất Việt ghi lại những hình ảnh trong lễ viếng: