Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 17/05/2010 09:17
Ấn tượng những lần gặp Bác ở Hà Nội
Tôi có may mắn được nhiều lần gặp Bác Hồ ở Hà Nội. Mỗi lần gặp ấy thực sự là một vinh hạnh lớn lao bởi ấn tượng đẹp sâu sắc đã soi sáng cuộc đời mình theo Đảng.

 


Năm 1946 khi còn đang học ở trường Phan Chu Trinh, trường của mặt trận Việt Minh đỡ đầu, lúc đó ở đường Nguyễn Thái Học hiện nay, trong một giờ học nhạc tôi may mắn được Bác Hồ đến thăm lớp học này. Bác căn dặn chúng tôi phải học tập để xây dựng đất nước và chúng tôi ca vang bài ca của trường như hứa với Bác “Trường Phan Chu Trinh, là nơi chung sức đua tài .., học sinh trường ta ngày nay là dân Việt Nam ngày mai, xây nước Việt Nam Hùng cường...”. Học được một thời gian, nhà trường tạm nghỉ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến và tôi lại được vận động ra khỏi Hà Nội về vùng Bắc Ninh tiếp tục học.

Ngày 18/12/1954, mặc dù bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ có đến thăm một số trường ở Hà Nội. Tại trường Chu Văn An khi nói chuyện với thầy trò nhà trường Bác nhấn mạnh học tập bây giờ khác trước, “Học tập không phải để đi làm quan” mà để phụng sự đất nước, làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đâu mà Tổ quốc yêu cầu. Thầy trò chúng tôi mỗi khi gặp nhau đều tự hào đã làm theo được điều Bác dạy khi đến thăm trường.

Năm 1958, Bác đến thăm một số trường để động viên phong trào phấn đấu xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa mà chìa khóa vàng của nó là phải nghiêm túc thực hiện nguyên lý giáo dục nhất là việc “Học đi đôi với hành” và “Học tập kết hợp với lao động sản xuất”. Trong đó có thăm trường Trưng Vương, tôi được phân công chuẩn bị sản phẩm lao động tặng Bác. Tôi chuẩn bị một bàn thấm bằng gỗ và một nồi nhôm mà thầy trò thực hành sản xuất đã làm ra. Bác vui vẻ nhận và hỏi số lượng nồi nhôm đã làm được. Khi biết mới sản xuất được 42 nồi nhôm, Bác trả lại nồi nhôm và nói bao giờ sản xuất ra 420 chiếc nồi nhôm thì Bác nhận. Chúng tôi tuy không vui nhưng thấu hiểu điều Bác mong muốn và chỉ bảo là học tập phải kết hợp với lao động sản xuất để tạo ra hàng hoá nhiều hơn thế nữa cho xã hội.

Tôi còn may mắn có lần được gặp Bác nữa. Tại Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua công nông binh toàn thành phố Hà Nội, năm 1960, Bác Hồ bị mệt không đến thăm hội nghị được nên có cho phép Đại hội cử đoàn đại biểu đại diện cho hội nghị đến Phủ Chủ tịch thăm Bác. Tôi được tham gia vào đoàn do anh hùng Lê Minh Đức dẫn đầu. Chúng tôi hội ý thống nhất những điều cần chúc Bác và báo cáo với Bác, nhưng khi đến nơi, Bác vui vẻ ra tiếp đón, anh hùng Lê Minh Đức mới hỏi câu đầu: “Bác có mạnh khoẻ không ạ”. Bác chủ động trả lời ngay: “Các cô chú cứ làm việc tốt gấp hai gấp ba, lo cho dân trên mọi mặt trận là Bác vui, Bác khoẻ rồi. Chú không phải báo cáo gì nữa, Bác nghe ban tổ chức Đại hội nói rồi; Bác mời các cháu đến cùng với Bác xem văn công biểu diễn, ra ngay để họ khỏi phải chờ”. Tôi thầm nghĩ, Bác đúng là chỉ nghĩ đến lo cho dân mà thôi.

Lần bàn về việc ra mắt và tiếp xúc cử tri với ứng cử đề cử đại biểu Quốc hội khoá 2, chúng tôi bàn mỗi người nên phát biểu bao nhiêu phút. Sau bàn bạc, hội nghị thấy cần tối đa là 15 phút và đồng ý như vậy. Lúc này Bác mới phát biểu ý kiến và nói Bác xung phong phát biểu 10 phút để nhân dân khỏi phải ngồi lâu ngoài trời (lúc đó là hội trường ngoài trời của đại học nhân dân); Bác còn nói 10 phút là đánh máy 2 trang là vừa. Tối hôm ra tiếp xúc cử tri, Bác lại chủ động yêu cầu xếp hàng, ai ngồi đâu thì trật tự ra sân khấu để khỏi lộn xộn mất thì giờ tìm chỗ ngồi ảnh hưởng đến dân. Quả thật là lúc nào Bác cũng lo cho dân từ việc nhỏ đến việc lớn.



(Theo Baomoi.com)

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)