Thời điểm và quy mô
- Thưa ông, Quốc hội đã nghe Bộ
GTVT báo cáo về dự án đường sắt cao tốc. Ý kiến ông thế nào về thời điểm
chúng ta sẽ xây dựng?
Quyết định xây dựng ĐSCT sớm quá không
có lợi, muộn quá cũng vậy, quyết định phải có đầy đủ thông tin.
Cá nhân tôi nghĩ, ĐSCT phải được xây
dựng vì nó là loại đường quan trọng của một đất nước công nghiệp hóa.
Vấn đề là thời điểm và quy mô thế nào thì phù hợp.
 |
Ông Đào Đình Bình: Phải dựa
trên cơ sở tiềm lực kinh tế của mình. Ảnh: Tuổi Trẻ
|
Trước tiên, phải phù hợp với nhu cầu hành khách. Hành
khách có đủ để khai thác đem lại hiệu quả kinh tế cho ĐSCT hay chưa? Hay
nói cách khác là thị trường.
Về vấn đề này, tôi hoàn toàn nhất trí
với cách tính toán của anh Phạm Công Hà rằng nhu cầu hành khách của ta chưa cần phải có ĐSCT.
Thứ hai là tiềm lực kinh tế của đất
nước có đủ sức để làm không?
Thứ ba, cần cân nhắc trong bối cảnh hệ
thống giao thông hiện có: hàng không, hàng hải, đường bộ, đường
sắt, chúng ta ưu tiên cái nào trước, đưa cái gì ra phía sau?
Kinh nghiệm cho thấy các nước chọn
phương án phát triển đường bộ cao tốc trước vì người thụ hưởng được
nhiều hơn.
Nói ví dụ, ở ta bây giờ đời sống cao
lên, xe cá nhân phát triển, đường bộ mà nhất là đường bộ cao tốc sẽ được
xe cá nhân đó lựa chọn vì phục vụ về mặt cơ học là tốt nhất.
Vì thế tôi cho rằng chúng ta làm đường
bộ cao tốc đi đã, đến khi tiềm lực kinh tế mạnh hơn ta làm ĐSCT. Đừng
ưu tiên ĐSCT mà quên đường bộ.
- Có chuyên gia nói đã đến lúc cần
đặt lại đường sắt trong nền kinh tế vì mất cân bằng giữa đường bộ,
đường sắt là quá lớn. Cũng có người lo ngại ĐSCT sẽ đẩy lùi đường bộ,
ông đánh giá thế nào?
Tôi có nghe anh Lã Ngọc Khuê (nguyên
Thứ trưởng Bộ GTVT) nói thế.
Mấy chục năm làm đường sắt, tôi thấy
rằng, không thể đẩy lùi đường bộ để làm đường sắt bây giờ được.
Các nước Pháp, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc
có một hệ thống đường bộ phát triển rồi mới làm đường sắt cao tốc.
Bởi khi tiềm lực kinh tế mạnh rồi, họ
chọn đường sắt vì nó có những ưu điểm nổi bật như môi trường, an toàn.
Mình cũng phải dựa trên cơ sở tiềm lực kinh tế của mình.
Quốc hội cần đủ thông tin
- Nhưng phía chủ đầu tư - Tổng
công ty Đường sắt nói muốn Quốc hội đồng ý thông qua đã, khi đó vốn sẽ
được tính sau, ông nghĩ sao?
Tôi nghĩ thế này: Báo cáo đầu tư phải
được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ, trình ra Quốc hội xem xét chứ
nói Quốc hội cứ quyết định chủ trương đi sau đó chúng tôi tính toán là
chưa đầy đủ trách nhiệm của một cơ quan trình lên.
 |
Ảnh: Reuters |
- Nhất là một dự án đầu tư kinh tế
thì phải tính đến hiệu quả kinh tế, thưa ông?
Đúng vậy. Muốn quyết định chủ trương
thì phải tính được hiệu quả kinh tế.
Tất nhiên bây giờ mình cũng chưa định
lượng được cụ thể, chi tiết nhưng tối thiểu phải có cơ sở để người ta
tin và quyết định.
Nhất là một dự án vốn lớn lịch sử như
thế thì phải có thông tin đầy đủ, tính toán có cơ sở khoa học mới quyết
định chủ trương được.
Hơn nữa, dự án không dừng ở 56 tỷ USD
đâu. Kinh nghiệm làm giao thông của tôi cho thấy dự toán luôn thấp hơn
thực tế.
Có mấy yếu tố sau: Thứ nhất là do ta
không tự sản xuất, toàn đi mua nên ta phụ thuộc vào họ. Điều này khác
với Nhật Bản, khác với Hàn Quốc.
Thứ hai là phụ thuộc kinh tế thế giới.
Ví dụ như nó phát triển nóng thì sắt thép, các thứ tăng hết.
Như chúng tôi đang làm đoạn đường sắt
lịa nhẹ từ Hà Đông – Hà Nội, cách đây 3 năm dự kiến có 400 triệu USD,
bây giờ lên 500 triệu USD rồi.
Ta phải suy tính các khía cạnh như thế
để lượng sức mình.
Tôi muốn nhắc lại, ĐSCT phải được xây
dựng vì nó nằm trong mạng lưới cơ sở giao thông hiện đại phục vụ cho một
nước công nghiệp hóa. Vấn đề cần tính toán kỹ là quy mô thế nào, làm
thời điểm nào.
Tôi cũng từng nói như thế với anh Uông
Chu Lưu (Phó Chủ tịch Quốc hội) rồi.
Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế
Việt Nam Nguyễn Quang Thái: ĐSCT là một…“giấc mơ tốt”
Tôi nghĩ chúng ta không
nên vội vàng vì nhu cầu đầu tư quá lớn, vượt sức nền kinh tế của ta. Tôi
cho đây là một giấc mơ tốt!
Trung Quốc cũng làm cả
đường bộ lẫn đường sắt cao tốc, nhưng GDP gấp 3 lần nước ta, dự trữ
ngoại tệ họ có 2.500 tỷ USD trong khi nước ta là 20 tỉ USD.
Họ cũng phải làm đường bộ
cao tốc trước, ĐSCT sau. Chúng ta đừng tự ái với Trung Quốc, đừng tiêu
tiền kiểu Nhật với mong muốn vượt Trung Quốc!
Báo cáo đầu tư nói hiệu
quả kinh tế 16% mà hiệu quả tài chính đến 33 năm thu hồi vốn thì ngay
chúng tôi, những người học kinh tế cũng không hiểu được.
|
(Theo Baomoi.com)