Phát hiện quần thể mộ chum kỳ lạ ở Phú Yên
Một quần thể mộ chum kỳ lạ có chu
vi rộng đến hơn 10 ha vừa được phát hiện tại Phú Yên. Các ngôi mộ này
nằm dọc theo bờ sông Kỳ Lộ, trên địa bàn hai thôn Tân An và Tân Phú của
xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân.
 |
Các nhà nghiên cứu đang khảo sát
một số mộ chum. |
Tại khu vực di chỉ, có đến hàng
trăm ngôi mộ chum lớn nhỏ khác nhau, nằm xoay ngang dọc trên những bãi
cát rộng, bằng phẳng. Ngoài một số mộ chum còn chìm trong cát, những
ngôi mộ đã lộ lên mặt đất đều bị vỡ phần nắp.
Những mộ chum này có hình bầu dục,
đất nung rắn chắc, hai đầu có khoảng trống trông như "cửa ra vào". Kích
thước của một số mộ đo được chỉ dài 1,2m, rộng 0,5m, nhưng có mộ dài
đến hơn 2m, rộng hơn 0,6m. Vỏ mộ chum bằng đất nung dày khoảng 5 - 6cm.
 |
Cận cảnh một mộ chum phát lộ trên
mặt đất. |
Quanh các ngôi mộ, ngoài những
mảnh chum vỡ, còn xuất hiện nhiều chén đĩa vỡ. Ngoài ra, tại quần thể mộ
chum này, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm những viên gạch trắng,
mỏng nhưng rất nặng.
Ông Bùi Văn Tấn, 62 tuổi, người
địa phương cho biết ngày xưa từng có một ngôi làng tồn tại ngay trên khu
vực quần thể mộ chum vừa phát hiện. Ông nội của ông Tấn có nhà cửa,
vườn tược ở đây, nhưng cơn lũ lịch sử năm Giáp Tý (1924) đã xóa sổ cả
xóm bên sông này.
 |
 |
Thạc sĩ Lê Thế Vịnh bên ngôi mộ chum
hình bầu dục có hai "cửa ra vào". |
 |
Tại di chỉ còn có những viên gạch
mỏng nhưng rất nặng. |
Sau khi làng dân cư trước đây trở
thành vùng canh tác mía, sắn, trận lũ tháng 11/2009 một lần nữa xóa sổ
khu vực này. Đồng thời, quần thể hàng trăm ngôi mộ chum cũng phát lộ,
được người dân địa phương phát hiện.
Trước khi di chỉ này phát lộ, đã
có một số cổ vật như kiếm, vương miện được những người đi rà phế liệu
tìm thấy. Những món đồ cổ này ngành văn hóa không giữ lại được do người
dân đã vội vàng bán cho giới buôn cổ vật với giá rẻ vì sợ bị tịch thu.
 |
Mảnh sành, đĩa vỡ xung quanh mộ. |
Có
mặt tại hiện trường để khảo sát, Thạc sĩ Lê Thế Vịnh, Trưởng phòng quản
lý di sản, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch Phú Yên cho biết chưa thể
kết luận gì về niên đại hay nguyên nhân quần thể mộ rộng lớn này bị vùi
sâu xuống cát sông Kỳ Lộ mà không để lại dấu vết trong một thời gian
dài.
Tuy nhiên theo ông Vịnh, sự hiện
diện của quần thể mộ chum cho thấy xưa kia vùng ngã ba sông này đã từng
có giai đoạn phồn thịnh, cư dân sinh sống đông đúc.
(Theo Vietnamnet.vn)