Đại sứ Hoa Kỳ Michael W. Michalak
Ông có thể tóm lược tình hình quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện nay?
?xml:namespace>
Tại thời điểm này tôi cho rằng quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. Chúng ta đã cùng trải qua một số thời kỳ khó khăn trong quan hệ, nhưng theo tôi, hiện nay chúng ta đã đạt tới giai đoạn mà Hoa Kỳ làm việc chặt chẽ với Việt Nam để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu hội nhập toàn cầu. Tôi cho rằng chúng ta đã thành công và đang tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, quân sự, giáo dục, khoa học công nghệ, cho tới các vấn đề trong khu vực, có những lĩnh vực mà chỉ 5-6 năm trước chúng ta thậm chí còn chưa thể nhắc tới.
?xml:namespace>
Từ khi ông trở thành đại sứ tại Việt Nam năm 2007, đã có thay đổi gì theo ông là tích cực nhất trong quan hệ hai nước?
?xml:namespace>
Đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhìn vào quan hệ kinh tế, khi chúng ta thiết lập quan hệ chính thức 15 năm trước, thương mại song phương là 451 triệu USD, giờ đã tăng rất mạnh lên tới gần 16 tỉ USD. Vào thời điểm đó đầu tư của Hoa Kỳ vàoViệt Nam là con số 0. Tới năm ngoái và quý I năm nay, Hoa Kỳ đã trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.
?xml:namespace>
Khi tôi tới đây vào năm 2007, tôi đã phát biểu rằng sẽ giúp tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang Mỹ theo học. Giờ đây, khi tôi bước vào năm thứ ba của mình ở đây, chúng tôi đã tăng được gấp 3 con số sinh viên đó, lên gần 13.000.
?xml:namespace>
Trước đây chúng tôi gần như không có quan hệ quân sự gì với Việt Nam, giờ đây chúng tôi đã đưa một số tàu đến viếng thăm và đang trông đợi sẽ có thêm một số tàu lớn sang thăm vào dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ.
?xml:namespace>
Về văn hóa, gần đây chúng ta đã có Dàn Giao hưởng New York sang Việt Nam biểu diễn; rồi có các nghệ sĩ Việt Nam và các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc Southwest Chamber (Mỹ) biểu diễn giao lưu ở cả hai nước; chúng tôi còn tài trợ kinh phí tu bổ Ô Quan Chưởng ở Hà Nội vừa để kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ, vừa để góp phần vào lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
?xml:namespace>
Trong năm nay, Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, được mời dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Canada, rồi sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Đông Á… Có vẻ Việt Nam và Hoa Kỳ đang sát cánh cùng nhau trong nhiều lĩnh vực. Ông có cho rằng Việt Nam sẽ trở thành một tiếng nói có trọng lượng trên trường quốc tế?
?xml:namespace>
Có, tôi cho rằng Việt Nam có thể trở thành một quốc gia quan trọng trên chính trường thế giới. Việt Nam đang trên đà hội nhập toàn cầu, đã tổ chức hội nghị APEC năm 2006, gia nhập WTO năm 2007, làm thành viên Hội đồng Bảo an LHQ năm 2008-2009, giờ thì giữ cương vị Chủ tịch ASEAN. Ngoài ra, năm nay Việt Nam còn chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Quốc tế về dịch cúm, và Hội nghị Sáng kiến Tiểu vùng sông Mê Kông. Bằng nhiều cách, Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế và tham gia vào nhiều hoạt động quốc tế. Với việc Việt Nam phát triển được kinh nghiệm trên trường quốc tế và tham gia vào việc nêu ra cũng như tiếp nhận các ý kiến, tôi cho rằng chắc chắn Việt Nam sẽ có vai trò lãnh đạo trong tương lai.
?xml:namespace>
Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh và kéo theo đó là cả những mặt tích cực lẫn hạn chế. Ông đang làm việc với Việt Nam như thế nào khi Việt Nam lên kế hoạch phát triển; vai trò của Mỹ là gì?
?xml:namespace>
Chúng tôi góp phần mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế, xã hội nói chung của Việt Nam. Chúng tôi, cùng với nhiều nhà tài trợ quốc tế, cung cấp nguồn tài chính dồi dào cho việc hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Thông qua chương trình STAR (hỗ trợ thúc đẩy thương mại), chúng tôi đã phối hợp với Việt Nam để giúp soạn 131 dự thảo luật kinh tế cơ bản, và đang tiếp tục chuẩn bị thêm 50-60 bộ luật nữa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng làm việc với Quốc hội để nâng cao năng lực, giúp họ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ giám sát và đóng góp vào công tác lập pháp. Chúng tôi có nhiều chương trình nhằm nâng cao khả năng tham gia của người dân Việt Nam vào các hoạt động của chính phủ, qua việc góp ý kiến với các bộ luật.
?xml:namespace>
Chúng ta biết rằng vẫn còn những lính Mỹ mất tích ở Việt Nam. Một số người ở Mỹ vẫn còn có quan niệm rằng còn tồn tại các tù binh chiến tranh ở Việt Nam. Có cách nào để giải tỏa quan niệm này?
?xml:namespace>
Vài năm trước, từ trước khi tôi tới đây, chính phủ Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu triệt để và tôi tin rằng chính phủ Mỹ đã khẳng định không còn tù nhân Mỹ nào ở Việt Nam. Chúng tôi làm việc rất tích cực với chính phủ Việt Nam để tìm kiếm những binh sĩ Mỹ bị mất tích. Tới nay chúng tôi đã xác định được 655 bộ hài cốt lính Mỹ. Mỗi năm, tùy vào điều kiện thời tiết, chúng tôi thực hiện 3 đến 4 cuộc tìm kiếm để điều tra những báo cáo về việc phát hiện xác máy bay hay những thứ tương tự. Trong cuộc tìm kiếm gần đây nhất, chúng tôi đã tìm được thêm 7 bộ hài cốt, trong đó có 3 bộ được phía Việt Nam phát hiện vào trao trả. Từ đó chúng tôi đã tổ chức lễ đưa hài cốt lính Mỹ về nước lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Chúng tôi đang phối hợp rất tốt với chính phủ Việt Nam trong vấn đề này, và đồng thời cũng giúp phía họ tìm kiếm những binh sỹ bị mất tích của họ.
?xml:namespace>
Hoa Kỳ có đang góp phần vào việc giải quyết các chất độc da cam và dioxin tại Việt Nam? Vai trò này có đủ lớn và có giúp đỡ được các nạn nhân bị ảnh hưởng bẩm sinh bởi các chất này?
Chúng tôi tiếp cận vấn đề chất độc da cam/dioxin từ hai khía cạnh là môi trường và y tế. Về mặt môi trường, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ từ 10 năm qua với chính phủ Việt Nam để xác định những khu vực nguy hiểm có thể có tập trung lượng dioxin lớn, và làm việc với họ cũng như các quốc gia tài trợ khác để xóa bỏ những chất độc này. Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Hoa Kỳ phối hợp làm sạch thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi đang đạt được những bước tiến lớn trong việc hoàn thiện một lịch trình rõ ràng về những bước sẽ phải làm để kết thúc kế hoạch này.
?xml:namespace>
Về mặt y tế, trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, chúng tôi đã cung cấp hỗ trợ cho nhiều người khuyết tật mà không tính đến vấn đề chi phí. Chúng tôi hiện đang sử dụng khoảng 9 triệu USD cho 3 chương trình hỗ trợ người khuyết tật. Hoạt động của các chương trình này bao gồm hỗ trợ vật lý, cung cấp chân tay giả, phẫu thuật, cho tới hòa nhập cộng đồng, khởi nghiệp (đào tạo người khuyết tật sử dụng các kỹ năng của họ để lập doanh nghiệp, tiếp cận các chương trình xã hội và hòa nhập vào xã hội).
?xml:namespace>
Chiến tranh vẫn còn là một vấn đề đang tiếp diễn như thế nào?
?xml:namespace>
Đó là một quá trình lâu dài và liên tục, không chỉ bao gồm cá nhân tôi cũng như những người Việt Nam đồng nhiệm của tôi, mà còn được quan tâm đến bởi nhiều người khác cả ở Mỹ cũng như ở Việt Nam. Ví dụ, Thượng Nghị sĩ Jim Webb đã và đang hoạt động không mệt mỏi cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước, và tôi cho rằng đây là một quá trình rất tốt.
?xml:namespace>
Điều ông thích nhất tại Việt Nam là gì?
?xml:namespace>
(cười)… Đó là đồ ăn. Bún chả, tôi thích nhất bún chả.
Ông muốn được nhớ tới như thế nào sau khi hoàn thành nhiệm vụ đại sứ của mình tại Việt Nam?
?xml:namespace>
Tôi muốn được nhớ tới như một người đã thúc đẩy và làm tốt đẹp hơn mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi cho rằng đây là một đất nước tuyệt vời và tôi nghĩ Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều cơ hội để hợp tác cùng phát triển. Tôi hy vọng sẽ được nhớ tới như một người đã tôn trọng đất nước và con người Việt Nam, trong khi gìn giữ những giá trị Mỹ và làm hết sức mình để đảm bảo rằng Hòa Kỳ và Việt Nam sẽ có một quan hệ hợp tác, hiệu quả và bền vững.
?xml:namespace>
Xin chân thành cảm ơn Ngài Đại sứ.
(Theo Baomoi.com)
?xml:namespace>
?xml:namespace>
?xml:namespace>
?xml:namespace>
?xml:namespace>
?xml:namespace>?xml:namespace>