Theo ông Kiên để
làm bài được tốt, các em học sinh phải phải nắm vững kiến thức lớp 10,
11. Đề thi tốt nghiệp có 2 phần: Phần chung cho tất cả thí sinh và phần
riêng ra theo từng chương trình. Vì vậy, kiến thức của 2 phần trong phần
riêng của đề thi là tương đương nhau, không có phần nào khó hơn hay dễ
hơn. Do vậy, thí sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản đều có thể làm
bài tốt và có thể tốt nghiệp.
Ông Kiên cho biết, điểm thuận lợi nhất cho thí sinh khi làm bài là
quy định cho phép thí sinh được chọn một trong hai phần trong phần riêng
của đề thi để làm. Dù học ở chương trình nào, thí sinh cũng có thể lựa
chọn cho mình phần riêng thích hợp để bài thi đạt kết quả tốt nhất.
Khi làm bài thí sinh phải thật cẩn trọng đọc kỹ đề, xem phần nào hợp
với khả năng mình để làm chứ không nên “tham” làm cả 2 phần của phần
riêng, mà bài làm phần riêng không được chấm. Vì, theo quy định nếu thí
sinh làm cả hai phần của phần riêng, dù đúng nhiều hay ít, dù làm trọn
vẹn hay chỉ làm một số câu thì cũng không được chấm điểm phần riêng, chỉ
được chấm phần chung.
Năm nào Bộ cũng lưu ý cho thí sinh khi làm bài nhưng vẫn có thí sinh
mắc lỗi làm cả 2 phần của phần riêng. Cho nên thí sinh cần lưu ý tránh
mắc lỗi này để không bị mất điểm phần riêng bài làm mới đạt được điểm
cao - ông Kiên cho hay.
Theo thống kê của Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT
tính đến nay trong toàn quốc có 1.233 cụm trường với 44.152 phòng thi,
trong đó: tổng số cụm từ ba trường trở lên là 629 với 32.262 phòng thi
(chiếm 73,1%); tổng số cụm 2 trường là 295 với 7.704 phòng thi (chiếm
17.4%); tổng số trường tổ chức thi riêng lẻ là 309 với 4.186 phòng thi
(chiếm 9,5%).
Theo thông tin tổng hợp ban đầu, toàn quốc có: 1.051.460 thí sinh
đăng kí dự thi (trong đó số thí sinh đăng kí dự thi GDTX là 137.274);
2.384 Hội đồng coi thi; 44.152 phòng thi; 128.677 cán bộ coi thi được
huy động. Số thí sinh thi thay thế môn ngoại ngữ là 31.545.