Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 08/06/2010 08:56
Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: Ba năm tới giáo dục đại học sẽ phát triển phù hợp với quy luật
Trước những băn khoăn, thắc mắc của nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri về hiện trạng giáo dục đại học hiện nay, bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian trao đổi với phóng viên nhằm làm rõ hơn về vấn đề này…
Phó thủ tướng đánh giá thế nào về chất lượng Báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội?

Có thể nói, chưa bao giờ Quốc hội cử đông người và dành nhiều thời gian như vậy để đi đến các trường đại học trên khắp ba miền của đất nước xem xét, đánh giá và làm việc với các địa phương. Vì vậy mà Báo cáo có chất lượng tốt, thể hiện rất toàn diện, khách quan.

Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với phóng viên

Có ý kiến cho rằng, Báo cáo chưa đề cập đến trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước thực trạng đào tạo hiện nay. Ông có giải thích gì về ý kiến này?

Thật ra trong báo cáo đã thể hiện. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thấy rằng, mọi hoạt động đều theo nguyên tắc chung, theo sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, nên nói đến trách nhiệm là phải nói đến cả hệ thống. Nói riêng về trách nhiệm của ngành giáo dục thì từ năm 1975 trở lại đây, các bộ trưởng đều phải có trách nhiệm. Riêng nhiệm kỳ của chúng tôi, năm 2008 chúng tôi đã nói không với việc phát triển theo số lượng mà không bảo đảm chất lượng. Mất một năm xác minh trong thực tế, chúng tôi mới tìm ra nguyên nhân và chúng tôi đã đưa ra 12 nhóm giải pháp.

Một nguyên nhân chính của thực trạng giáo dục đại học hiện nay là dễ dãi trong thành lập trường, mà đây lại là thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông có ý kiến gì về việc này?

Thực ra, nói đây là nguyên nhân là không đúng, nguyên nhân chính, suy tới cùng là do nhận thức của chúng ta về quản lý và tác động của các quy luật tác động tới giáo dục.

Chúng ta phải biết rằng, năm 1987, khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường thì cả nước có 111 trường đại học, cao đẳng, cho ra trường 20.000 kỹ sư, cử nhân/năm. Hiện nay, mỗi năm chúng ta cho ra trường 220.000 kỹ sư và cử nhân, gấp 11 lần năm 1987. 90% số sinh viên ra trường này có việc làm. Như vậy, một năm nền kinh tế tiếp thu hơn 200.000 sinh viên ra trường. Đó là sau 22 năm, quy mô kinh tế tăng khoảng 4 lần, nếu không có lực lượng này thì không đảm bảo phát triển kinh tế. Nếu quy mô đào tạo như năm 1987 thì chúng ta phải mất 11 năm đào tạo liên tục mới đáp ứng 1 năm nhu cầu nhân lực hiện nay. Tuy cũng còn một số hạn chế về chất lượng, nhưng có đóng góp quan trọng vào thu hút FDI, phát triển công nghiệp, dịch vụ…

Theo ông, tác dụng lớn nhất của cuộc giám sát này đối với Ngành giáo dục là gì?

Giám sát làm Ngành Giáo dục và toàn xã hội hiểu đúng thực trạng của ngành và thống nhất các giải pháp. Kết quả quan trọng là chúng ta hoàn toàn không bi quan. Qua nhận thức của ngành và chỉ đạo của Chính phủ hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng hiện nay.

Ngành Giáo dục đã xây dựng 12 nhóm giải pháp phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Nếu giáo dục phổ thông 4 năm trước lấy 2 không là khâu đột phá thì giáo dục đại học lấy khâu đổi mới quản lý Nhà nước và quản lý chất lượng  làm khâu đột phá. Từ kinh nghiệm thực tế, muốn khắc phục hạn chế lâu dài thì phải vừa giám sát thực tiễn vừa giám sát các quy luật chi phối. Với chương trình 3 năm sẽ từng bước làm giáo dục đi lên có tính phù hợp với quy luật.

Với sự quan tâm của Chính phủ và Quốc hội về giáo dục đại học, tôi tin rằng trong 3 năm tới giáo dục đại học sẽ có hướng phát triển phù hợp quy luật từng bước đáp ứng yêu cầu của nhân dân, yêu cầu của Đảng và Chính phủ.

Xin cảm ơn ông!




(Theo Qdnd.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)