Vi
phạm nhiều
Quy định là vậy, nhưng qua ghi nhận của PV, tình trạng sang
đường bừa bãi đang xảy ra tại khắp các đường phố của Hà Nội. Cho dù
nhiều nơi đều kẻ vẽ vạch sang đường khá rõ, nhưng nhiều người không chấp
hành. Khi tiếp xúc với PV, nhiều người vi phạm cho rằng, sang đường thế
cho tiện.
Điển
hình cho sự vi phạm là sinh viên các trường như: Đại học Thủy lợi, Công
đoàn... Họ băng qua đường mọi lúc, mọi nơi cho dù các phương tiện tham
gia giao thông với tốc độ lớn. Tại trước cổng Trường ĐH KHXH&NV và
ĐH KHTN trên đường Nguyễn Trãi và Trường ĐH GTVT cũng xảy ra tình trạng
tương tự. Đặc biệt, tại cổng Trường ĐH GTVT, mặc dù có cầu vượt, nhưng
khá nhiều sinh viên không chấp hành.
Qua quan sát, cầu vượt trước cổng Bệnh viện Bạch
Mai đã phát huy tác dụng rõ rệt. Một cán bộ đội CSGT số 4 cho biết,
không phải vì người tham gia giao thông qua đây ý thức hơn khu vực khác,
mà dải phân cách bằng hàng rào sắt cao đến hơn 1m đã cản bước, khiến
người đi bộ không thể vượt qua. Do đó, buộc họ phải sử dụng cầu vượt.
Chỉ nhắc nhở
Một chuyên gia giao thông
khẳng định, ngoài một bộ phận người dân cố tình vi phạm, thì cũng có khá
nhiều trường hợp bắt buộc phải vi phạm do cơ sở hạ tầng không đáp ứng.
“Vỉa hè là dành cho người đi bộ, nhưng liên tục bị đào xới hoặc phục vụ
trông giữ xe đạp, xe máy, bán hàng lấn chiếm” - vị chuyên gia này dẫn
chứng. Đặc biệt hơn, tại khu vực xung quanh bờ hồ, hệ thống đèn tín hiệu
giao thông sử dụng bằng cách ấn nút dành cho người đi bộ muốn sang
đường hiện nay lắp cho oai, chứ hoàn toàn không hoạt động. Do đó, người
đi bộ qua đường gặp rất nhiều nguy hiểm.
Báo cáo của Phòng CSGT CATP cho thấy, trong hơn
10 ngày triển khai thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ, đã có hàng chục
nghìn trường hợp vi phạm bị xử lý. Tuy nhiên, lại hoàn toàn không xử lý
một trường hợp đi bộ nào.
Trao đổi với PV Lao Động, một cán bộ CSGT thuộc
Đội CSGT số 2 cho biết, không phải không có trường hợp nào vi phạm,
nhưng xử lý là không dễ. “Người đi bộ sẽ bị phạt tiền hoặc giữ CMTND.
Nhưng phần lớn họ lý giải không mang tiền và bất cứ thứ giấy tờ tùy thân
nào, nên anh em cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở” - cán bộ CSGT này
khẳng định.
Còn
một chiến sĩ Đội CSGT số 1 cho biết, khó xử lý người đi bộ vì vạch sơn
đều đã bị mờ, thậm chí bị mất hẳn do mặt đường mới được thảm lại. Hạ
tầng không đảm bảo như vậy thì làm sao có thể xử lý được họ.
Việc người đi bộ sang đường
hiện nay thường đối mặt với nguy cơ TNGT rất cao. Do vậy, TP cần chỉ
đạo Sở GTVT sớm có khảo sát cụ thể các tuyến đường để sơn kẻ, đặt biển
báo chỉ dẫn cho người đi bộ, đồng thời đẩy nhanh xây dựng các cầu cạn
tại các khu vực trường học, tuyến đường có nhu cầu sang đường cao. Có
vậy, tính mạng người tham gia giao thông mới được đảm bảo.