 |
Học sinh một trường tiểu học tại
TP.HCM xếp hàng nhận phần thưởng
học sinh giỏi - Ảnh: H.Hg. |
Khó nhận ra nhân
tài
* Khi lớp nào cũng toàn
học sinh giỏi, người ta khó
nhận ra đâu là những nhân tài thật sự để tiếp tục bồi dưỡng thành những
tài năng cho quốc gia. Đồng thời, những mặt yếu kém của các em khó được
bộc lộ để có những điều chỉnh thích hợp giúp các em dần hoàn thiện. Đó
là một cái nguy của xã hội khi người ta chạy theo thành tích.
LÊ TRƯƠNG (kle_truong@...)
* Học sinh giỏi thật sự
phải là những học sinh có thể
tự tìm tòi, chẳng hạn khi làm một bài toán có thể tìm cách giải khác.
Nhiều học sinh giỏi bây giờ cô giáo giải thế nào chỉ biết giải theo
phương pháp đó, ngoài ra mù tịt. Điều này khiến người ta liên tưởng đến
hiện tượng nhiều tiến sĩ, thạc sĩ không có một công trình nghiên cứu nào
mang lại lợi ích cho dân, cho nước.
TÙNG LÂM (tunglam@...)
* Tôi là giáo viên cấp
II, trong nhiều năm liền đội ngũ
giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi lực lượng học sinh lớp 5 lên lớp 6
không biết đọc biết viết, nhưng học lực là khá giỏi, hỏi ra mới biết có
trường hợp thầy cô đã làm bài hộ hết 80%. Một số khác thầy cô cho trò
khác làm bài hộ rồi lẳng lặng nhét vào tập bài chung, lên lớp 6 mới vỡ
lẽ.
Điều này Bộ GD-ĐT cũng
biết rõ. Tưởng bộ có chủ trương
“hai không” là tìm thực chất cho học sinh nhưng hỡi ôi, “hai không” của
bộ là không ở lại lớp kiểu này sao?
NGUYEN HUYNH (nguyenhuynhpt@...)
Vui ngượng vì học
sinh giỏi
* Con tôi hiện đã học
hết lớp 3 một trường tiểu học ở
tỉnh Tiền Giang. Cuối năm tôi hỏi thăm kết quả học tập ở lớp. Con tôi
trả lời rằng lớp con chỉ có hai bạn loại khá, còn bao nhiêu loại giỏi
hết. Trẻ con bây giờ học giỏi đến vậy sao? Hay là các nhà giáo của chúng
ta ngày nay dạy giỏi hơn thầy cô giáo ngày xưa?
Cả hai giả thiết này đều
không thuyết phục. Bằng chứng
là nhiều cháu đạt loại giỏi nhưng đọc chữ không chạy, làm toán cộng trừ
nhân chia còn sai rất nhiều. Có một điều chắc chắn là nếu trong lớp nào
có một vài học sinh cuối năm xếp loại trung bình thì giáo viên lớp đó
chắc chắn bị rớt thi đua làm ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên của khối
lớp đó, của cả trường, cả huyện... Tốt nhất là giỏi đều hết, vui vẻ cả
làng.
PHẠM TẤN TRIỂN (trienchieuxx@...)
* Cháu nội tôi vốn là
một học sinh trung bình. Từ lớp 1
đến lớp 4, sổ liên lạc của cháu tôi còn không dám đọc (vì thầy cô chủ
nhiệm luôn nhắc nhở việc học của cháu nên tôi ngại). Năm vừa rồi cháu
học lớp 5. Cả gia đình thót tim chờ kết quả thi cuối năm của cháu. Không
ngờ cháu báo tin cháu đạt học sinh giỏi và đứng thứ hai lớp. Tôi cố
gắng tâm sự mới biết lần thi vừa rồi cháu... ngồi gần bạn học sinh giỏi
nhất lớp.
Tôi không phải nói xấu
cháu mình, nhưng điều này quá
đỗi bất thường làm cháu tôi, gia đình và thầy cô giáo vui ngượng.
NGUYỄN ANH DŨNG (dungdove@...)
Chưa sát và chưa
hết
* Việc áp dụng thông tư
32 về đánh giá xếp loại học
sinh tiểu học hiện nay chưa sát với thực tế cũng như chưa đánh giá hết
quá trình học tập của học sinh. Chưa kể việc làm tròn điểm ở các phân
môn là điều mà nhiều giáo viên và phụ huynh than phiền nhưng vẫn phải áp
dụng.
Hiện nay chúng ta làm
tròn đến ba lần nên có nhiều học
sinh giỏi là chuyện bình thường. Ví dụ, môn tiếng Việt gồm các phân môn:
đọc thành tiếng, đọc hiểu, chính tả, tập làm văn. Khi tính điểm lấy hai
phân môn đọc thành tiếng + đọc hiểu làm tròn ra điểm đọc, chính tả +
tập làm văn làm tròn ra điểm viết, sau đó lấy điểm đọc + điểm viết chia
hai lại tiếp tục làm tròn ra điểm môn tiếng Việt.
LÊ VĂN ĐIỀN (lvdien@...)
* Đánh giá một học sinh
có thật sự học giỏi hay không
phải đánh giá thành tích suốt một năm học bằng cách cộng tất cả điểm của
các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút và điểm kiểm tra học kỳ, sau đó chia
trung bình mới chính xác, còn đánh giá học sinh giỏi theo thông tư 32
của Bộ GD-ĐT là mang tính chất chủ quan, phiến diện, không chính xác.
HOÀI NAM (hoainam@...)
Ôi học sinh giỏi!
Những ngày cuối năm học
2009-2010, những người đang có
con học tiểu học thường hỏi thăm nhau một câu: “Cháu nó đã đi lãnh
thưởng chưa?”. Cứ như việc đạt học sinh giỏi và được lãnh thưởng là
đương nhiên vậy. Quả thật khi tôi đưa con gái học lớp 3 đi dự lễ tổng
kết năm học mới thấy điều đó đúng. Toàn trường có hơn 600 học sinh mà có
tới gần 400 em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Tội nghiệp cô giáo đọc danh
sách học sinh giỏi phải một phen khản cổ, mướt mồ hôi.
Lẽ ra phần phát thưởng
cho học sinh giỏi phải diễn ra
thật trang trọng để tôn vinh những nỗ lực của các em, nhưng do số lượng
các em được phát thưởng quá đông nên không khí phát thưởng có phần xô
bồ, lộn xộn. Người ta phải huy động cả những đại biểu là phó ban nhân
dân ấp lên phát thưởng.
Cũng có người nói rằng
thôi thì học sinh tiểu học cứ
rộng rãi một chút để động viên khích lệ các em (!). Nhưng thật ra để cho
học sinh giỏi một cách quá dễ dãi như vậy có rất nhiều điều phản tác
dụng.
Đầu tiên, thử hỏi trong
một lớp hầu hết các em đều đạt
học sinh giỏi thì những em còn lại (với số ít) sẽ nghĩ sao? Chắc chắn
các em sẽ rất tủi thân và mặc cảm. Còn đối với những em dù lực học chỉ
đáng loại khá nhưng lại được xếp hạng giỏi sẽ tạo cho các em sự thỏa
mãn, chủ quan và mất đi động lực phấn đấu. Những phụ huynh của các em
này cũng sẽ có những ảo tưởng về con mình.
Như vậy khi học lên
những chương trình cao hơn, việc
thi cử thực chất hơn làm cho các em không còn giữ được “phong độ” nữa sẽ
khiến các em và cả các bậc phụ huynh hụt hẫng.
L.Q.Đ. (Vĩnh Long) |