Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 14/06/2010 08:47
Hà Nội: Lo vì nước nhiễm amoni
Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Bắc vừa công bố, hàm lượng amoni, nitrat, nitrit... trong nước ngầm ở Hà Nội vượt chỉ tiêu cho phép từ 20 - 30 lần. 4 nhà máy nước của Công ty nước sạch Hà Nội cũng nằm trong danh sách này.

 Tuy nhiên, Công ty này cho rằng, nước của họ vẫn đảm bảo chất lượng.
 

Thiếu nước và nước nhiễm bẩn là mối lo của người dân thành phố.

 
Sâu 60m, nước vẫn nhiễm amoni
 
Theo  Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Bắc, tầng nước ngầm phía trên ở Hà Nội cách mặt đất từ 25 - 40m mà người dân khai thác bằng cách đào giếng khoan vẫn đang bị ô nhiễm nặng ở nhiều nơi. Thậm chí, cả tầng nước ngầm sâu hơn, cách mặt đất 45 - 60m là nguồn cung cấp cho các nhà máy nước cũng bị ô nhiễm bởi các chất nói trên. Theo đó, nguồn nước cho các nhà máy nước như Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm... khó tránh khỏi bị nhiễm amoni và có hàm lượng sắt cao. Dù nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng, mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng lên nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có các biện pháp xử lý hữu hiệu.
 
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo GĐ&XH về vấn đề này, bà Dương Thị Hạnh, Quyền Trưởng phòng Thanh tra, Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội khẳng định: “Nước của Công ty cung cấp cho người dân hoàn toàn đảm bảo chất lượng. Nguồn nước khai thác tất cả các giếng là ở tầng địa chất Đệ tứ có độ sâu từ 60 – 80m. Phía trên và dưới độ sâu này đều có tầng địa chất là sét kết tự nhiên dầy hàng chục mét ngăn cách tầng nước thấm bề mặt, do vậy tầng nước ngầm là ổn định về chất lượng”.
 
Dù không chính thức thừa nhận những nhà máy nước như Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm... bị nhiễm amoni nhưng bà Hạnh cũng khẳng định: “Ở những địa điểm nguồn nước không đảm bảo về chất lượng, Công ty giảm 30- 40% công suất khai thác. Với các nhà máy nước Tương Mai, Pháp Vân, Hạ Đình, trung bình mỗi nơi chỉ khai thác 20.000m3/ngày đêm. Hàng năm các nhà máy này thường xuyên có chế độ thay thế vật liệu lọc mới, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra vệ sinh môi trường sản xuất và chất lượng nước của Công ty với Trung tâm Y tế dự phòng”.
 

Dàn mưa nhà máy nước sạch để loại amoni và sắt. (Ảnh: TG)

 
Nước sạch nhưng khó... “sạch”
 
Các chuyên gia nghiên cứu về nước sạch lại có ý kiến trái ngược những gì phía Cty nước sạch cho biết. Theo họ, amoni chỉ có thể xử lý được khi có hàm lượng ở mức thấp (dưới 10mg/lít). Trong khi đó, theo kết quả của Liên đoàn địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền Bắc thì một số nhà máy nước Hà Nội bị nhiễm amoni cao hơn mức này.
 

Theo TS Trịnh Lê Hùng, nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni dễ dàng chuyển hoá thành chất độc hại, lại khó  xử lý. Amoni là chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi vào trong cơ thể sẽ chiếm mất oxy. Trong khi đó, máu có oxy mới đi đến khắp các tế bào trong cơ thể. Trẻ em bị nhiễm chất này sẽ xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở. Đến một giai đoạn nào đó, bị nhiễm amoni nặng sẽ ngộp thở, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, PGS. TS Võ Kim Long, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và công nghệ môi trường cho biết: “Amoni có thể khử được nhưng chỉ ở hàm lượng nhỏ dưới 10mg/lít. Nếu nguồn nước vượt quá 10mg/lít sẽ rất khó xử lý và nếu có xử lý thì cũng không thể loại bỏ hoàn toàn được amoni”.
 
TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, ĐH KHTN Hà Nội cũng khẳng định: “Amoni chỉ xử lý được khi nó tồn tại trong nước ở nồng độ thấp. Nếu nồng độ trên 10mg/lít có thể xử lý được nhưng không phải đơn giản, rất phức tạp. Vì nếu xử lý bằng hóa học thì nhanh nhưng nếu xử lý bằng phương pháp sinh học thì chậm. Trong khi đó, chỉ xử lý bằng phương pháp sinh học mới an toàn nhưng rất khó áp dụng cho việc xử lý nước với khối lượng lớn. Hiện nay, tại các nhà máy nước đã xử lý theo phương pháp làm mưa nhân tạo giải phóng sắt và amoni sau đó khử clo... Khi làm mưa nhân tạo thổi khí vào nước sẽ lọc được sắt, loại bớt amoni nhưng không thể sạch hoàn toàn”...
 
Theo các nhà khoa học, khu vực phía Nam Hà Nội rất khó khăn khi tìm thấy nguồn nước không nhiễm hoặc nhiễm ít amoni. Trong khi đó, Hà Nội có 12 nhà máy nước thì với những thông tin của Liên đoàn Địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền Bắc, ít nhất đã có 3 - 4 nhà máy nhiễm amoni, cung cấp cho khoảng 1 triệu dân. Nếu kết quả này chuẩn xác, có nghĩa là khoảng 1/5 dân cư Thủ đô hiện đang sử dụng nguồn nước nhiễm amoni, một hợp chất rất độc hại?!





(Theo Giadinh.net.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)