Không vui mừng
bởi nhiều phụ huynh băn khoăn rằng, không hiểu đánh giá xếp loại này
liệu có “chuẩn” hay không, có phản ánh đúng sức học của con em mình hay
không.
Phụ huynh hoang mang
Chị Hà, phụ huynh học sinh (học sinh) lớp 2, một trường tiểu học quận
Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, cả lớp có 42 học sinh thì cả 42 cháu luôn
xếp loại giỏi. Hãn hữu lắm mới có lớp có từ 1-2 học sinh tiên tiến.
“Thời buổi này tìm học sinh trung bình, còn khó hơn ngày trước tìm học
sinh xuất sắc. Khi thấy con xếp loại học lực giỏi, quả thực tôi không
cảm thấy vui mà thấy… hoang mang”, chị Hà nói và lý giải: tâm lý chung
của các phụ huynh là ai cũng thích con mình học giỏi. Tuy nhiên, đó phải
là sự đánh giá chuẩn xác, chứ giỏi kiểu đại trà thì không có ý nghĩa.
 |
Với cách đánh giá, xếp loại mới,
"tìm" được học sinh trung bình còn khó hơn học sinh giỏi. Ảnh:
Trung Kiên |
Cùng tâm trạng, chị Kim Anh, phụ huynh học sinh lớp 4 (một trường
tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Lứa tuổi của các cháu chưa tự ý
thức được về bản thân mình nên thấy điểm giỏi là các cháu nghĩ mình
giỏi. Thầy cô, nhà trường dễ dãi quá trong cách cho điểm là vô tình
“hại” các cháu”.
Thông tư
32 của Bộ GD-ĐT quy định, các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với
nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ,
Tiếng dân tộc, Tin học. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng
điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên. Các môn học chỉ đánh giá
bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ
công, Thể dục, Kỹ thuật.
|
Trong khi đó, hàng ngày đều kèm cặp con học, chị Lâm Phượng (quận 6,
TP HCM) biết rõ sức học của con trai chỉ đạt loại khá. Tuy nhiên, tổng
kết năm vừa rồi, cả lớp có 44/45 học sinh giỏi, duy nhất 1 trường hợp
đạt loại khá. Chị Phượng băn khoăn: “Cô giáo giải thích rằng Bộ đang áp
dụng cách đánh giá mới nhưng tôi thật sự hoang mang trước cách đánh giá
này. Không lẽ, học sinh tiểu học của mình đều xuất sắc hết?”
Giáo viên băn khoăn
Không chỉ phụ huynh, nhiều giáo viên hiện đang dạy tiểu học cũng băn
khoăn về cách đánh giá học sinh theo Thông tư 32 của Bộ GD- ĐT. Cô Kim
Ngọc, nguyên hiệu trưởng của một trường tiểu học cho biết, hạn chế lớn
nhất là việc đánh giá không sát lực học của học sinh (vì chỉ lấy kết quả
kiểm tra cuối năm để xếp loại). Một số giáo viên cũng cho biết, bài
kiểm tra cuối năm dành cho học sinh đại trà nên đề kiểm tra không có
nhiều câu hỏi, bài tập mang tính phân loại nên học sinh dễ dàng đạt điểm
giỏi. “Cách đánh giá xếp loại học sinh chỉ dựa vào kết quả bài kiểm tra
cuối năm của một số môn là nguyên nhân khiến tỷ lệ học sinh giỏi năm
nay cao đột biến”, một giáo viên nói.
Ông Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát Linh (quận Đống Đa,
Hà Nội) cũng cho biết, năm đầu tiên thực hiện cách đánh giá mới, tỷ lệ
học sinh giỏi của trường năm 2009-2010 cũng tăng “đột biến” so với những
năm trước, với trên 80%, số lượng học sinh khá giảm nhiều. “Dù trường
đã làm đề thi, chấm thi nghiêm túc và chặt chẽ nhưng kết quả đánh giá
xếp loại học sinh chỉ căn cứ vào bài kiểm tra cuối năm đã làm tăng tỷ lệ
học sinh giỏi”, thầy Hợp nói và thừa nhận việc đánh giá theo thông tư
32 nảy sinh hai vấn đề: một mặt là có thể hạn chế tình trạng “chạy đua”
dạy thêm, học thêm. Nhưng mặt khác, nếu tất cả đều giỏi thì việc đánh
giá xếp loại không có tác dụng.
Bà Nguyễn Phương Lan, Hiệu trưởng Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu
Giấy, Hà Nội) cũng cho biết, năm học 2009-2010, toàn trường đạt 93,5%
học sinh giỏi, cao hơn hẳn những năm trước, có lớp đạt 100% giỏi. “Từ
thực tế này, Bộ nên có sự điều chỉnh hợp lý về cách đánh giá học sinh
tiểu học, vì tất cả học sinh đều giỏi thì các em sẽ thiếu động lực để
phấn đấu”, thấy Hợp đề xuất.