Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ năm, 01/07/2010 09:15
Có phải Hà Nội dựng cổng chào bằng…cót ép?
Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa là Hà Nội bắt đầu đại lễ 1000 năm. Khi Ban tổ chức triển khai chuẩn bị đại lễ là lúc cháu tôi vừa được sinh ra. Bây giờ nó đã ăn nói khá lưu loát và chạy nhảy rất dẻo chân. Thế nhưng đến bây giờ người dân mới thấy mô hình cổng chào Hà Nội để đón chào đại lễ…

Người dân không biết kế hoạch dựng cổng trào đại lễ 1000 năm có từ bao giờ mà chỉ biết bỗng một ngày nghe thông báo chuẩn bị dựng 5 cổng chào cho 5 cửa ô trong khi thời gian tiến đến đại lễ chỉ còn đôi ba tháng nữa. Trong lúc đó, Hà Nội đang như một công trường xây dựng với đào bới, vôi cát, ghạch đá mù mịt... không biết đường nào mà đi.

Nghe tin này, tôi lại nhớ đến việc dựng cổng chào ở làng tôi mỗi khi Tết đến hoặc có lễ hội. Mỗi lần dựng cổng chào như thế, người làng tôi dùng mấy loại nguyên vật liệu như: cóp ép, thân cây chuối, lá dừa... Và chỉ sau một buổi chiều cổng chào đã được dựng lên. Rồi sau khi hết Tết, xong lễ hội thì cổng chào lại được phá đi.

Có lẽ bị ám ảnh bởi cách dựng cổng chào như thế mà tôi tự nhiên lại nghĩ 5 cổng chào ở 5 cửa ô Hà Nội cho đại lễ 1000 năm sẽ dựng bằng... cót ép. Cót ép làm cốt, làm khung, sau đó vẽ vời, sơn phết lên quay tivi cũng bắt mắt. Việc dựng cổng chào như thế có phải Ban tổ chức đang cố giữ gìn văn hoá truyền thống. Và cho dù hiện đại đến đâu, họ vẫn giữ được văn hoá làng xóm cho thủ đô Hà Nội bằng cách dựng những cổng chào này.

Tất nhiên đặt câu hỏi về cổng chào Hà Nội cho 1000 năm Thăng Long có phải là làm bằng cót ép không chỉ là cách nói về một kiểu làm ăn đầy ngẫu hứng nếu không muốn nói khá tuỳ tiện. Chúng ta có cần thiết phải làm cổng chào không? Đương nhiên là không cần thiết. Mà nếu cần thiết thì không ai lại làm vội làm vàng như làm cho xong.

Nhiều người dân không hiểu vì sao một đại lễ được chuẩn bị, triển khai và đầu tư một khoản chi phí siêu khổng lồ như vậy bỗng đánh đùng lại mọc lên mấy cái cổng chào có thể là bằng cót ép (vì không dùng cho lâu dài). Nhiều người giải thích rằng đó là do tiền của các doanh nghiệp bỏ ra chứ Nhà nước không phải bỏ ra đồng nào thì cứ để cho người ta làm.



Cổng chào Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: VNN

Tiền rất quan trọng. Nhưng đâu phải ai có tiền thì cứ muốn làm gì là làm. Dựng 5 cái cổng chào vội vội vàng vàng và chắc là xanh xanh đỏ đỏ nó cứ giông giống  mấy tay trọc phú chơi trội. Nó sẽ chẳng mang lại điều gì cho Hà Nội trong thời gian đại lễ. Nếu không muốn nói là có nguy cơ... ngược lại. Phải nói là chúng ta huy động tiền cũng dễ thật: tiền từ ngân sách Nhà nước do nhân dân đóng thuế cứ đổ ra như vỏ hến, tiền vay nước ngoài cứ chi dùng cho thoả mái rồi thế hệ sau trả nợ cơ mà, tiền của các doanh nghiệp nữa. Chẳng lẽ chúng ta không có chút tư duy dùng những đồng tiền kia cho có ý nghĩa văn hoá hay dân sinh thiết thực hơn sao?

Thế mới biết, có tiền mà không có tư duy, không có văn hoá thì đồng tiền cũng chỉ là đồng tiền mà thôi. Ngay cái việc trùng tu các di tích văn hoá, lịch sử đã cho thấy chúng ta vô trách nhiệm và yếu kém chuyên môn như thế nào. Đấy là chưa kể chúng ta dùng tiền vào nhiều hoạt động quá ư hình thức như một kẻ trọc phú khoe mẽ trước đám đông. Khi chúng ta chạm đến những công việc cụ thể chúng ta mới lộ ra khả năng, trình độ và trách nhiệm đối với xã hội của chúng ta đến đâu.

Người xưa có câu: "Hãy chỉ cho tôi biết bạn anh là ai thì tôi sẽ biết anh là ai". Bây giờ, chúng ta chỉ cần những lời nói và những việc làm cụ thể là chúng ta biết được tư duy chiến lược và khả năng quản lý của cán bộ chúng ta thế nào.

Không biết từ giờ đến đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng ta lại được chứng kiến những ý tưởng gì nữa đây của Ban tổ chức đại lễ.



(Theo Tuanvietnam.net)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)