Ngày 1/7/1942, báo “Việt Nam Độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao Bằng (sau đó mở rộng thành liên tỉnh với Bắc Kạn, Lạng Sơn) do Bác sáng lập tại chiến khu, đã đăng bài thơ ngụ ngôn của người sáng lập ra tờ báo này với nhan đề “Con cáo và tổ ong”.
Bài
thơ viết:
“ Tổ ong lủng lẳng trên cành/ Trong đầy mật
nhộng, ngon lành lắm thay/ Cáo già nhè nhẹ lên cây/ Định rằng lấy được
ăn ngay cho giòn/ Ong thấy cáo muốn cướp con/ Kéo nhau xúm lại vây tròn
cáo ta/ Châm đầu, châm mắt cáo già/ Cáo già đau quá phải sa xuống rồi/
Ong kia yêu giống, yêu nòi/ Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi”.
Và bài ngụ ngôn quy về một tư tưởng quan trọng
“Bây giờ ta thử
so bì/ Ong còn đoàn kết huống chi là người/ Nhật Tây áp bức giống nòi/
Ta nên đoàn kết để đòi tự do”.
Tư tưởng “đoàn kết-đại đoàn
kết” có thể nói đã xuyên suốt trong rất nhiều bài báo Bác viết trên tờ
“Việt Nam Độc lập” ngay trong lời tuyên ngôn đăng trên số đầu và được
sắp đặt thành hình ảnh người chiến sĩ cách mạng thổi kèn kêu gọi dân
chúng: “Việt Nam Độc lập thổi kèn loa/ Kêu gọi dân ta trẻ đến già/
Đoàn kết vững bền như khối sắt/ Để cùng nhau cứu nước Nam ta”.
 |
Báo Việt Nam Độc lập đưa tin
phát xít Đức đã đầu hàng. |
Trong
bài ca “Phụ nữ”, Bác cũng kêu goi: “Chị em cả trẻ đến già/ Cùng
nhau đoàn kết đặng mà đấu tranh... Làm cho thiên hạ biết tên/ Làm cho rõ
mặt cháu Tiên, con Rồng” (1/9/1941). Còn trong bài thơ “Trẻ con”,
tác giả cũng kêu gọi: “Vậy nên con trẻ nước ta/ Phải đoàn kết lại để
mà đấu tranh/ Kẻ lớn cứu quốc đã đành/ Trẻ em cũng phải ra giành một
vai...”.(21/9/1941)
Trong bài “Ca sợi chỉ”, từ hình tượng
những sợi chỉ được kết dệt lại thành tấm vải bền chắc, Bác cũng đưa ra
lời cổ vũ: “Hỡi ai con cháu Hồng Bàng/ Chúng ta phải biết kết đoàn
mau mau” (1/4/1942). Với đề tài “Hòn đá”, bài thơ đăng trên Việt
Nam Độc lập (21/4/1942) cũng được tác giả khái quát: “Biết đồng sức,
Biết đồng lòng/ Việc gì khó/ Cũng làm xong/ Đánh Nhật, Pháp/ Giành tự
do/ Là việc khó/ Là việc to/ Nếu chúng ta/ Biết đồng lòng/ Thì việc đó/
Quyết thành công”.
(Theo Bee.net.vn)