Cái tên một thứ sản phẩm không mấy giá trị mặc dù rất thông dụng là sợi gai được bện làm thừng rồi đan thành võng hay các loại bị... có lẽ là dĩ vãng của một thời xa xưa, cũng vì thế dân gian còn gọi là “Phố Hàng Thừng”.
Quả thật, cái tên gọi ấy không tương xứng với một đoạn
đường phố vốn là đất của hai phường Đông Hà và Cổ Vũ thuộc Tổng Tiền
Túc, huyện Thọ Xương, đi thẳng từ Hồ Gươm qua Hàng Bông vào khu Cửa Nam
của Kinh thành xưa mà sau này, người Pháp thiết lập một tuyến đường xe
điện đi dọc phố này.
Phố Hàng Gai lại gần ngôi đền thờ việc
học (Ngọc Sơn), khiến cho từ lâu phố này gắn với sách vở, giấy bút cho
các nho sinh, các cửa hiệu khắc mộc bản và in sách nổi tiếng cho các nho
gia qua lại mua hoặc đổi sách nát lấy sách mới.
Vì thế, thời Tây chiếm, Công sứ Bonnal đã chọn một ngôi nhà
đẹp ở phố này làm trụ sở xế gần nhà Tổng đốc và nhiều nhân vật trí thức
danh giá khác của Hà Thành cư ngụ tại đây.
Chính Hàng Gai chứ
không phải Hàng Mã là nơi bán các đồ chơi của trẻ con làm bằng giấy,
trong đó có “ông tiến sĩ giấy” nổi tiếng vào dịp Tết Trung Thu.
(Theo bee.net.vn)