Tuy nhiên với những khả năng tiềm ẩn
khổng lồ, trước những đòi hỏi của tình hình khu vực và quốc tế, nhất là
để đáp ứng những lợi ích to lớn và chính đáng của nhân dân hai nước thì
những kết quả đó vẫn còn vô cùng khiêm tốn.
 |

Những chuyến thăm cấp cao đầu tiên của
lãnh đạo hai nước Việt - Mỹ. |
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, tuy vậy ở đây, tôi
chỉ muốn nêu một câu hỏi: phải chăng đó là vì gánh gặng và thành kiến
của quá khứ vẫn chưa được hai bên trút bỏ hết.
Không ai có thể phủ nhận được quá khứ
nặng nề giữa hai nước, và cũng không ai có thể phủ nhận là cả hai bên
đều đã và đang cố gắng cùng nhau chữa trị những vết thương vật chất và
tinh thần do quá khứ để lại đó, tuy nhiên nói một cách khách quan và
trung thực, hậu quả mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu lớn hơn nhân
dân Mỹ rất nhiều.
Trong cuộc họp báo chiều 29/6, Đại sứ Mỹ
Michael Michalak có nhận xét, "trong 15 năm qua sự tin cậy lẫn nhau
giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Việt Nam đã được tăng lên rất nhiều".
Tôi đồng ý với nhận định này, nhưng muốn nhấn mạnh rằng, sự tin cậy hiện
có dù đã được tăng lên nhiều như lời ngài đại sứ vẫn chưa đủ đáp ứng
những thử thách trong quan hệ hai nước trước những diễn biến đầy phức
tạp của tình hình trong khu vực mà điểm nóng là Biển Đông.
Và câu trả lời khẳng định không đứng về
bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo nhỏ... mà chỉ
quan ngại đến tự do hàng hải ở khu vực này của ngài đại sứ đại diện cho
chính phủ Hoa Kỳ đã khiến nhiều người Việt Nam ở trong và ngoài nước
chưa thể yên tâm.
Trong dịp kỷ niệm này lẽ ra không nên
nhắc lại chuyện không vui, nhưng nếu không để cho mọi người biết để rồi
cùng chung sức chữa trị thì vết thương sẽ rất khó lành. Những người Việt
Nam đứng tuổi hiện nay đều chưa thể quên việc chính phủ Hoa Kỳ khi ấy,
trước những thất bại không thể tránh khỏi ở Việt Nam đã làm một việc
không hay là bật đèn xanh cho nhà cầm quyền nước nọ bất ngờ dùng vũ lực
chiếm lấy 2/3 quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do quân đội của
chính quyền Nam Việt Nam - đồng minh của Mỹ chiếm giữ.
Càng đáng trách hơn nữa là, trước khi
gây ra cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, người lãnh đạo của nước nọ
lúc đó đã chính thức thông báo cho Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ
biết, nhưng vị này không hề phản đối.
Sự đồng tình, sự im lặng của Mỹ trong
những sự kiện như vậy đã gây nên bao đau đớn, nhọc nhằn lên dân tộc Việt
Nam. Từ hai sự kiện đó, không thể trách người Việt khi đến nay vẫn mang
sự cảnh giác và nghi ngờ...
Thực ra, một số chính khách Mỹ vẫn chưa
tin Việt Nam, vẫn ngần ngại khi giao tiếp làm ăn với một trong những
nước xã hội chủ nghĩa mà số lượng còn lại trên trái đất này không nhiều.
Thế nhưng xin đừng quên, chúng tôi đã gia nhập WTO, hội nhập với thế
giới... Việt Nam hiện có cơ sở kinh tế như đông đảo các nước khác trên
thế giới.
Người viết bài này tha thiết hy vọng,
nhân dân hai nước Việt, Mỹ hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ
lợi ích chung của hai nước, nhanh chóng gạt bỏ nốt những vướng mắc trong
quá khứ còn lại, để mạnh bước tiến lên trên con đường hợp tác, hữu
nghị, tin cậy với tầm vóc mới cao hơn, toàn diện hơn.