Du lịch Việt Nam khẳng định vị thế quan trọng
 |
Du khách nước ngoài thăm Cố Đô Huế |
Cách đây tròn nửa thế kỷ, ngày 9-7-1960, Hội đồng Chính phủ ban
hành Nghị
định 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại
thương. Ðây là
sự kiện ghi dấu sự ra đời của một ngành kinh tế non trẻ lúc bấy giờ và
thể hiện
tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Ðảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
chuẩn bị
cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau này. Ngày 9-7 hằng năm
đã trở
thành Ngày hội truyền thống của ngành du lịch.
Sau ngày thành lập cho đến năm 1975, trong bối cảnh đất nước có
chiến tranh,
ngành du lịch đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu
phục vụ
các đoàn khách của Ðảng và Nhà nước. Miền nam được hoàn toàn giải phóng,
đất
nước thống nhất, hoạt động du lịch dần trải rộng ra các vùng miền Tổ
quốc. Ngành
du lịch bước vào xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển
cơ sở
vật chất kỹ thuật, tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở du lịch ở
các
tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ
sở mới;
từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước, chuẩn bị điều
kiện chuyển
dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng 6-1978,
Tổng cục
Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu
một bước
phát triển mới của ngành. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, du
lịch Việt
Nam phát triển theo một hướng đi mới: Mở rộng hợp tác, hội nhập với khu
vực và
quốc tế. Trong giai đoạn này, cùng những thành công trong sự nghiệp đổi
mới đất
nước, ngành du lịch đã từng bước khởi sắc, vươn lên phát triển, đạt được
những
thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng,
dần khẳng
định vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT-T.Ư của Ban Bí thư T.Ư Ðảng
khóa
VII tháng 10-1994 đã xác định "Phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực
hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc". Sau quá trình ghép bộ, được thành
lập lại
vào tháng 11-1992, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã nhanh chóng củng cố, ổn
định tổ
chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục khó khăn,
vươn lên về
mọi mặt để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Trung
ương đến
các tỉnh, thành phố. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được
hình
thành, thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường cho
du lịch
phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý chuyên ngành. Hệ thống bộ máy quản
lý nhà
nước từ Trung ương đến địa phương đã được thiết lập; hàng trăm doanh
nghiệp du
lịch quốc tế và nội địa ra đời, với nhiều thành phần kinh tế đã tạo môi
trường
cạnh tranh lành mạnh để đẩy nhanh du lịch phát triển; hệ thống cơ sở vật
chất,
kỹ thuật chuyên ngành du lịch phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất
lượng;
hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch được mở rộng và rải đều trong cả nước
thực
hiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành.
Thành tựu nổi bật của ngành du lịch kể từ năm 1990 đến nay là đạt
và duy trì
tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn và toàn
diện.
Lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với hai con số.
Nếu năm
1990, du lịch Việt Nam đón được 250.000 lượt khách quốc tế thì đến năm
2008 con
số này đã lên gần 4,3 triệu lượt. Khách du lịch nội địa tăng từ một
triệu
lượt năm 1990 lên 25 triệu lượt năm 2009. Số lượng người Việt Nam đi du
lịch
nước ngoài ngày càng tăng, đạt trên một triệu lượt người hàng năm cho
đến nay.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét; phát
triển du
lịch đã góp phần tạo nhiều việc làm cho xã hội, tăng thu nhập, xóa đói,
giảm
nghèo; giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa, lịch sử của
dân tộc;
bảo vệ cảnh quan, vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội. Hoạt động
du lịch
thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân,
mang
lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch
mà gián
tiếp đối với các ngành liên quan và cho cộng đồng dân cư địa phương. Ở
đâu du
lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch
đẹp hơn,
đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Phát triển du lịch đã tạo ra
khả năng
tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành
khác
phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; tạo
thêm nguồn
thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách
nhiệm giữ
gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; truyền tải giá
trị văn
hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn
thu hút
khách du lịch; góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
cả nước
và từng địa phương, tăng thu nhập, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền
trong
nước và nước ngoài. Ðến nay hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho
gần
400 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 800 nghìn lao động gián tiếp cho
nhiều
tầng lớp dân cư, nhất là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ.
Ðể đạt được những thành tựu nổi bật như vậy, ngành du lịch đã liên
tục phấn
đấu, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển trên một số mặt chủ
yếu. Nhận
thức và quan điểm về phát triển du lịch liên tục được đổi mới và nâng
cao; hệ
thống quản lý nhà nước về du lịch ngày càng được củng cố, tăng cường,
năng
lực quản lý dần được cải thiện. Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp
quy
được từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát
triển. Cơ sở
vật chất kỹ thuật và lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh,
thích
nghi dần cơ chế mới, từng bước làm ăn có hiệu quả. Ngành du lịch đã huy
động
được ngày một nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch đi đôi
với
phát triển, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Hoạt
động tuyên
truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường ngày càng thể hiện
tính chuyên
nghiệp. Nguồn nhân lực du lịch được đặc biệt quan tâm đang phát triển
nhanh cả
về bề rộng lẫn chiều sâu. Quan hệ hợp tác quốc tế không ngừng được mở
rộng, khai
thác tốt tiềm lực bên ngoài. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng được đề
cao, đang phát huy hiệu quả rõ rệt.
Hiện tại, ngành du lịch đang xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, phê
duyệt Chiến lược và rà soát bổ sung Quy hoạch phát triển du lịch Việt
Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030. Ðể có thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu của
Chiến
lược phát triển du lịch trong giai đoạn mới, hơn lúc nào hết, ngành du
lịch cần
tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ðảng và Nhà nước, của Bộ Văn
hóa, Thể
thao và Du lịch; sự phối kết hợp có hiệu quả của các bộ, ngành, đoàn thể
ở Trung
ương; của các cấp, ngành, địa phương và sự ủng hộ giúp đỡ của bè bạn các
nước và
các tổ chức quốc tế, cũng như sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, đảng viên,
nhân
viên trong ngành, góp phần đưa du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ,
khẳng định
vai trò, vị thế của một ngành kinh tế quan trọng.