Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 20/07/2010 08:50
ASEAN với các phép thử về tính hiệu quả
Tại Hà Nội, tuần này, các quan chức ASEAN và đối tác sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề, được xem là phép thử về tính hiệu quả của các định chế hợp tác khu vực - GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia phân tích.

Sáng 20/7, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM), cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao chính thức khai mạc tại Hà Nội. Chương trình nghị sự của Hội nghị được xác định bởi chương trình làm việc đưa ra tại kì họp trước và các đề xuất do các quan chức cấp cao đưa ra. Kết quả của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN sẽ được trình lên các lãnh đạo ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh cuối  năm nay.

Mối lưu tâm chính của AMM là thúc đẩy mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Những vấn đề quan trọng nhất mà AMM phải đối mặt là xem xét và triển khai Hiến chương ASEAN. Một số lĩnh vực đã có sự thống nhất về cơ bản giữa các quốc gia thành viên nhưng không có thỏa thuận cho từng vấn đề cụ thể.

Đơn cử, ASEAN đã thông qua cơ chế giải quyết xung đột nhưng chưa đạt đồng thuận trong việc làm thế nào để áp dụng nếu như một thành viên không tuân thủ. Ủy ban liên quốc gia về nhân quyền của ASEAN là một ví dụ khác, khi các quốc gia thành viên ASEAN đã đạt thỏa thuận chung nhưng chưa đạt đồng thuận trong việc làm thế nào áp dụng trên thực tế.


Ảnh NS

AMM cũng xem xét kế hoạch làm việc cho 5 năm tiếp theo.

AMM sẽ xem xét các kiến nghị để thúc đẩy trụ cột kinh tế. Mối quan ngại chính là làm thế nào tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN phát triển hơn và những nước bị bỏ lại phía sau như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Có nhiều vấn đề chính sách kinh tế liên quan đến câu hỏi này.

Đơn cử, ASEAN và Trung Quốc đã kí Hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, ASEAN cũng có một số Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác, như Australia, New Zealand. Làm thế nào để mạng lưới các Hiệp định này trở nên hiệu quả hơn?

Trên khía cạnh kinh tế, điều quan trọng nhất là ASEAN phải xem xét các biện pháp để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những bước đi tiếp theo là gì? Khi nào thì các gói kích thích kinh tế quốc gia nên kết thúc và cách thức giảm dần các gói kích thích như thế nào? Những quyết định nào sẽ được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tiếp theo, và ảnh hưởng của chúng đến các thành viên ASEAN ra sao?

Vấn đề nữa là ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác song phương và đa phương. Những bước tiếp theo cần tiến hành là gì? Và điều quan trọng nhất, ASEAN phối hợp với nhóm G20 che chắn cho chính tổ chức này khỏi các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 tiếp theo sẽ diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc vào năm nay.

3 vấn đề nóng tại ARF

AMM sẽ được nối tiếp với Diễn đàn An ninh ASEAN (ARF), với sự tham gia của 27 thành viên từ các tiểu khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương. ARF đã thành công trong thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, ứng phó với chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề an ninh phi truyền thống. Diễn đàn đang đối mặt với thách thức xử lý thảm họa thiên nhiên và cứu trợ nhân đạo. Nhưng tốc độ triển khai thực tế vẫn còn chậm. Những nước như Mỹ muốn nhìn thấy tiến triển tốt hơn.

Hai vấn đề an ninh có vẻ như sẽ chi phối cuộc đối thoại tại ARF. Vấn đề đầu tiên là vấn đề Bắc Triều Tiên và việc chìm tàu hải quân của Hàn Quốc. Có sự khác biệt rõ ràng giữa một bên là Hàn Quốc và Mỹ và bên kia là Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên trong vấn đề này. Đây là phép thử cho hiệu quả của ARF. Liệu ARF sẽ tuyên bố lên án CHDCND Triều Tiên hay sử dụng áp lực buộc CHDCND Triều Tiên xin lỗi vì sự cố này? Có vẻ như điều đó không xảy ra.

Vấn đề bầu cử ở Myanmar cũng sẽ rất nóng tại ARF. ASEAN sẽ muốn thông qua bất cứ điều gì mà chính quyền Myanmar quyết định, trong khi Mỹ và EU tìm kiếm áp lực lớn hơn cho một sự hòa hợp dân tộc.

Điểm va chạm cuối cùng tại ARF là sự khác biệt quan điểm giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Có vẻ như ARF sẽ là tiếng vang của những trao đổi nóng bỏng diễn ra tại Đối thoại Shangrila.

Cả ba vấn đề này: Bắc Triều Tiên, Myanmar và Biển Đông sẽ tạo nên môi trường cho tiến trình ADMM+8 với sự tham gia của các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và các nước đối tác. Sự bất lực của ARF trong giải quyết vấn đề này không phải là một tín hiệu tốt cho thành công của hội nghị ADMM+. Các quốc gia phương Tây muốn các bước đi thực tế để xử lý vấn đề an ninh hàng hải trong khi Trung Quốc chống lại những áp lực này.




(Theo Tuanvietnam.net)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)