Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ năm, 22/07/2010 10:02
Paolo Giordano: 'Tôi muốn làm cây cầu nối văn chương và khoa học'
Lắng nghe tác giả tiểu thuyết 'Nỗi cô đơn của các số nguyên tố' chia sẻ về cuốn sách cũng như cuộc sống riêng của mình.
Điển trai, quyến rũ và thân thiện, Paolo Giordano là một trong những nhà văn Ý đã để lại được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả trẻ tại Việt Nam sau sự kiện anh sang giao lưu hồi tháng 8 năm ngoái. Cuốn tiểu thuyết đầu tay và cũng là duy nhất của anh tính đến thời điểm này mang tên Nỗi cô đơn của các số nguyên tốPaolo Giordano trong một cuộc phỏng vấn với TMO về Nỗi cô đơn của các số nguyên tố và cuộc sống ngoài những trang sách của anh. đã giành được thành công lớn với giải thưởng danh giá Permio Strega cùng hàng triệu bản in trên toàn thế giới. Chính cuốn tiểu thuyết đặc biệt, kết hợp nhuần nhị những yếu tố toán học bên trong một câu chuyện đa chiều khắc họa nỗi cô đơn của những con người hiện đại đã đưa tên tuổi anh đến với độc giả trên toàn thế giới và sánh ngang với những cây đại thụ của làng văn châu Âu. Hãy cùng nghe một vài chia sẻ của

Hãy nói một chút đến tuổi thơ - một chủ đề trung tâm trong 'Nỗi cô đơn của các số nguyên tố', nhưng cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến những sáng tác của anh. Ví dụ nhé, anh nghĩ sao khi cả anh và Niccoló Ammaniti, hai nhà văn đến từ những thành phố khác nhau và có phong cách viết hoàn toàn trái ngược lại có chung niềm đam mê về thời thơ ấu của các nhân vật?

Thật ra, Niccoló Ammaniti chính là cây bút có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với tôi. Tôi còn nhớ mình đã cảm thấy choáng váng thế nào khi đọc một trong những tiểu thuyết đầu tiên của ông - hồi 14 tuổi. Nhưng tôi không chắc rằng tuổi thơ là một chủ đề đặc quyền của các nhà văn Ý bởi có ít nhất hai tác phẩm tuyệt vời luôn gợi tôi nhớ đến những đứa trẻ, đó chính là Steal you awayThe child của Ian McEwan và Towelhead của Alicia Erian.

Với riêng tôi, đó thật sự là một nguồn cảm hứng đặc biệt, bởi mỗi khi ngồi vào bàn và viết, tôi như được quay trở lại một giai đoạn đặc biệt. Tôi luôn cảm thấy rằng những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình đều đã xảy ra khi tôi còn thơ ấu. Đó chính là lí do tôi đến với chủ đề này rất tự nhiên và nhiều đồng cảm. Thú thật là trước cuốn Nỗi cô đơn của các số nguyên tố, tôi có viết vài truyện ngắn và nhân vật chính luôn là những đứa trẻ.

Không khó để nhận ra các nhà văn thường xuất phát từ nghề báo hoặc phần lớn là những người học chuyên ngành xã hội. Khoa học và văn học dường như luôn đứng ở hai cực đối lập. Là một nhà vật lý học có tiếng, đồng thời cũng là một nhà văn thành công, anh nghĩ đâu là điểm chung giữa chúng?

Sự thật là chúng ta thường cố phân biệt chúng quá rạch rõ. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng sự phân biệt đó là không đúng. Viết lách là công việc duy nhất mà ai cũng có thể làm được. Hơn thế nữa, tôi tin là những kiến thức cơ bản về khoa học, kinh tế học hay bất cứ thứ gì khác còn giúp đem lại những góc nhìn mới mẻ và thú vị cho văn chương nữa. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng có một cái hố ngăn cách giữa văn học và vật lý cả... Và dù có đi nữa, tôi cũng muốn là một cây cầu nối chúng lại với nhau.
Có phải trước khi ra mắt với cái tên 'Nỗi cô đơn của các số nguyên tố', anh từng định đặt một cái tên khác cho cuốn tiểu thuyết này?

Đúng như vậy. Tên gốc của cuốn sách là In and out of the water. Nhưng sau đó, biên tập viên của tôi đã nghĩ ra và thay đổi tựa sách như bây giờ. Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy tìm thấy điều đó - nỗi cô đơn khi đọc bản thảo.

Không ít độc giả cho rằng 'Nỗi cô đơn của các số nguyên tố' là câu chuyện đối xứng về mối quan hệ giữa hai nhân vật chính Alice và Mattie. Điều gì khiến ánh quyết định chia câu chuyện thành bảy phần, trải rộng trên một khoảng thời gian kể chuyện của 24 năm?

Thật ra cấu trúc của truyện được tôi xây dựng trong quá trình viết, chứ không hề định ra trước đó. Cứ mỗi khi tôi nghĩ ra một ý tưởng thú vị cho một sự kiện trong quá khứ, là tôi lại bắt tay vào nó ngay. Chỉ khi có kết truyện trong tay, tôi mới bắt đầu nghĩ đến việc đưa ngày tháng vào đầu mỗi chương truyện. Còn vể kết cấu đối xứng với góc nhìn lần lượt của Alice và Mattie xuất phát từ sự thật là cuộc sống của cả hai luôn đan quyện vào nhau...


Bìa cuốn tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các số nguyên tố
được xuất bản tại Việt Nam


Anh yêu nhân vật nào của mình hơn, Alice hay Mattie?

Nếu tôi trả lời là chẳng ai cả thì bạn có tin không? Thật sự là với tôi, Alice hay Mattie đều có rất có ý nghĩa, nhưng họ chỉ là nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các số nguyên tố mà thôi...

Ở tư cách một độc giả, yếu tố nào khiến anh quyết định mua một cuốn sách? Thể loại sách yêu thích của anh?

Tôi đặc biệt bị thu hút bởi những cuốn tiểu thuyết thiên về tâm lý, với những tình huống phức tạp, khi mỗi con người phải đối mặt với nỗi sợ hãi và sự xấu hổ của chính bản thân mình. Ẩn trong mỗi cuốn tiểu thuyết, tôi luôn tìm kiếm giá trị nhân bản của những mối quan hệ thực sự.

Cuối cùng, hãy nói một chút về cái kết. Kết thúc của câu chuyện, xét về mặt nào đó, đầy phá cách và không theo lối truyền thống: một kết thúc đột ngột, dở dang và nhiều mâu thuẫn. Tại sao anh lại quyết định viết phần kết như vậy?

Chính tôi cũng có cảm giác cái kết của Nỗi cô đơn của các số nguyên tố hơi "cứng". Tôi đã viết nó hơn năm lần và tôi vẫn không thật sự hài lòng. Tôi không muốn để một cái kết mở, nhưng cứ khi nào tôi ép ngòi bút của mình viết theo một hướng nhất định, nó lại từ chối tôi vì điều đó biến câu chuyện trở nên không trung thực.

Tôi nghĩ rằng tôi đã để cho các nhân vật của mình được tự do lựa chọn một tương lai cho riêng mình. Cuốn tiểu thuyết không kết thúc khi hai nhân vật "giải quyết" được những mâu thuẫn của riêng mình, như nhiều lối viết truyền thống khác, mà nó chỉ khép lại khi mối quan hệ của cả hai thật sự được làm sáng tỏ...









(Theo 2sao.vietnamnet.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)