Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 24/07/2010 09:03
Ô Quan Chưởng - kỳ quan văn hiến Hà thành
Là một trong năm cửa ô danh tiếng của Hà thành, Ô Quan Chưởng đến nay vẫn tồn tại với nét đẹp đơn sơ, dân dã mà vô cùng quý giá. Đây cũng là một trong 21 cửa ô mở qua tường phía đông của tòa thành đất bao quanh khu kinh thành Thăng Long xưa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749). Hiện cửa ô còn nguyên một cửa chính và hai cửa nhỏ hai bên. Trên nóc cửa chính là một vọng lâu. Ngày xưa có lính tuần canh gác ở đây. Bên tường phía trái có gắn một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm bọn lính sách nhiễu những đám tang qua lại cửa ô. Phía trên cửa lớn có ba chữ Hán: “Thanh Hà Môn”, nghĩa là cửa Thanh Hà (vì cửa này ở thôn Thanh Hà, cạnh cửa sông Tô Lịch xưa. Thanh Hà là tên gọi một phường đời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Đào Duy Từ).
 

Vẻ đẹp một thời của Ô Quan Chưởng



Ô Quan Chưởng còn lại hiện nay

Nói về thành lũy ở Việt Nam thì xuất hiện nhiều địa phương, nhưng cửa ô chỉ có ở Hà Nội. Và tới nay Hà Nội cũng chỉ còn có một cửa Ô Quan Chưởng. Theo tài liệu ghi lại, sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp cho phá hết các cửa ô cùng một phần các con đê để mở rộng Hà Nội. Riêng ô Thanh Hà, nhờ có sự đấu tranh kiên trì của nhân dân và của ông cai tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu (1845 - 1916), người làng Khúc Thủy (Hà Đông), nên chủ trương đó không thực hiện được. Nhờ vậy mà đến nay thành phố còn lưu lại một vết tích quý của kiến trúc xưa. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael W. Michalak từng bày tỏ sự thán phục trước vẻ đẹp của cửa ô này khi ông phát biểu nhân triển khai dự án bảo tồn Ô Quan Chưởng do Đại sứ Mỹ tài trợ rằng: “Ô Quan Chưởng là một di tích kiến trúc đẹp đến ngỡ ngàng. Trước dấu mốc quan trọng Hà Nội bước vào tuổi 1.000 năm, chúng tôi rất vinh dự được cùng các bạn tu bổ, bảo tồn di tích này. Ô Quan Chưởng không chỉ là một cột mốc của thành Thăng Long xưa, nó còn là một biểu tượng của tinh thần và sự kiên cường của người dân Hà Nội”. Ngài Đại sứ hy vọng, sau khi bảo tồn xong, công trình này sẽ là một biểu tượng của tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.




(Theo Congan.com.vn)

 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)