Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 02/08/2010 09:11
Thế giới vinh danh Hoàng thành Thăng Long
6h30 sáng qua, 1-8, tức 20h30 ngày 31-7 theo giờ Brazil, tại Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới (gồm 21 nước thành viên) đã biểu quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới. Đây là món quà đặc biệt trước thềm Đại lễ kỷ niệm Thăng Long tròn 1.000 tuổi.

 

Ngài J. Koizumi (ngoài cùng bên trái) thăm khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long khi đang là Thủ tướng Nhật Bản

Theo đánh giá, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu bởi nơi đây, liên tục trong hơn một thiên niên kỷ là nơi hội tụ các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo. Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu.

Các thành viên UNESSCO chúc mừng Việt Nam

Tham dự kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban Di sản Thế giới lần này tại Brazil, đoàn đại biểu Việt Nam có bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Phạm Sanh Châu - Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao Việt Nam và ông Văn Nghĩa Dũng - Đại sứ trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO…

Tạ Toàn

Theo đánh giá từ các thành viên thuộc Ủy ban Di sản Thế giới, Khu trung tâm Hoàng thành được công nhận bởi thỏa mãn 3 tiêu chí. Thứ nhất, đây là những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa,  Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Thứ 2, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm.

Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Và tiêu chí thứ 3, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại lịch sử của một quốc gia vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Theo TS Bùi Minh Trí (Viện Khảo cổ học Việt Nam), trong thời gian tới, cần làm rõ hơn giá trị của Khu trung tâm cấm thành thông qua các đợt khai quật khảo cổ tại đây. Được biết, trong thời gian từ 1999 đến 2009 trong quá trình thám sát tại các khu vực như Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu, phía trước điện Kính Thiên đã phát hiện nhiều hiện vật đặc sắc, cùng những dấu tích kiến trúc cung đình. Và nơi đây nếu được tiếp tục nghiên cứu, hứa hẹn sẽ viết thêm nhiều câu chuyện lịch sử về Hoàng thành trong suốt chiều dài lịch sử 1.000 năm.

Để có được ngày vui hôm nay, từ năm 2006, hồ sơ Hoàng thành Thăng Long bắt đầu được xây dựng, với sự hợp tác hỗ trợ của nhiều bộ, ban, ngành cùng sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đến từ Pháp, Australia, Nhật... Tháng 1-2009, hồ sơ chính thức đệ trình lên UNESCO và được tiến hành theo các quy trình thẩm định chặt chẽ thông qua cơ quan tư vấn IOCMOS.

Sự kiện Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, được công nhận là Di sản văn hóa thế giới không chỉ là niềm vinh dự và tự hào, mà đây còn là dịp để thế hệ hôm nay, tưởng nhớ, tri ân công đức với các bậc tiền nhân đã có công  khai sáng, xây dựng và bồi đắp nên nền văn hiến Thăng Long và để lại cho muôn đời sau những di sản vật chất và tinh thần vô giá.                       

GS.TSKH Lưu Trần Tiêu

Việc UNESCO công nhận giá trị Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long cũng đồng thời đặt ra trách nhiệm về việc bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị. Nhận định về việc này, GS. TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho biết, chúng ta đã phải rất khó khăn mới có được danh hiệu này, vì thế đừng nghĩ rằng, mọi việc sẽ dừng ở đây hay tập trung phát triển du lịch mà quên chăm lo cho di sản. Hoàng thành cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn cả về những di sản đang hiện hữu, lần tìm những di sản còn ẩn sâu dưới lòng đất. Đó là trách nhiệm và là nghĩa vụ của thế hệ hôm nay. GS. TSKH Lưu Trần Tiêu đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề bảo tồn, bởi ông cho rằng, với một di sản nằm trong lòng thành phố, nằm trong lòng khu dân cư thì vấn đề bảo tồn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)